Nhiệt độ dưới 0 độ C ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Nhiệt độ hạ thấp khiến cơ thể trở nên rùng mình, da ửng đỏ, sổ mũi và đi kèm các triệu chứng liên quan khác.

Nếu phải ra ngoài trong thời tiết lạnh, điều quan trọng là bạn phải trang bị đầy đủ áo khoác, khăn quàng cổ, mũ và găng tay dày nhất để bảo vệ bản thân khỏi cái lạnh, theo Independent.

Dưới đây là những triệu chứng, biểu hiện của cơ thể khi nhiệt độ dưới mức 0 độ C.

Rùng mình

Tiến sĩ Paul Ettlinger, bác sĩ đa khoa tại Bệnh viện Đa khoa The London General Practice (Anh), cho biết trong điều kiện cực lạnh, khi nhiệt độ giảm xuống, cơ thể sẽ chuyển hướng lưu lượng máu khỏi bề mặt để cho phép khu vực cốt lõi nằm ở trung tâm cơ thể, bao gồm bụng, hông, lưng dưới được giữ ấm lâu hơn.

Tiến sĩ Sarah Brewer, chuyên gia dinh dưỡng y tế, giải thích sau khi vận mạch không hoạt động đủ để làm ấm cơ thể, vùng dưới đồi "yêu cầu" cơ bắp co bóp. Một trong những tác động của sự co cơ là hạ thân nhiệt, dẫn đến rùng mình, run rẩy. Để sản sinh ra nhiệt, cơ thể cho phép các cơ bắp và các cơ quan nội tạng tự rung lắc bên trong cơ thể.

"Ngoại trừ người cao tuổi, phản ứng run rẩy này có thể giảm đi đáng kể theo tuổi tác và có thể không xuất hiện ở người lớn tuổi", vị chuyên gia cho biết thêm.


Một trong những tác động của sự co cơ là hạ thân nhiệt, dẫn đến rùng mình, run rẩy. (Ảnh: Readersdigest).

Da ửng đỏ

Tiến sĩ Ettlinger giải thích khi bên ngoài trời lạnh và có gió, da thường bị khô quá mức, mất lớp dầu trên cùng và có thể đỏ bừng vì các mạch máu giãn ra.

“Da cũng có thể cảm thấy mất nước và khô, bởi lớp bảo vệ của da bị yếu và trở nên dễ bị tổn thương", ông Ettlinger nói.

Sổ mũi

Một trong những điều khó chịu nhất xảy ra khi bạn bước ra ngoài trời lạnh là sổ mũi.

Tiến sĩ Ettlinger nói không khí khi vào mũi sẽ được làm ấm, tăng độ ẩm và khử trùng. Khi trời lạnh, lưu lượng máu trong mũi tăng lên, từ đó làm tăng chất lỏng trong mũi và một phần chất lỏng đó sẽ chảy ra ngoài mũi.

Các vấn đề về đường hô hấp

Bà Brewer cho biết việc tiếp xúc với không khí lạnh có thể làm nghiêm trọng thêm các tình trạng hô hấp, chẳng hạn viêm mũi dị ứng, hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Đó là lý do khi ra ngoài, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu trong điều kiện lạnh cóng.

“Hít thở không khí lạnh khiến đường thở bị viêm co lại. Do đó, bạn sẽ bị ho, thở khò khè, khó thở và tức ngực", bà Brewer giải thích.


Tiếp xúc với không khí lạnh có thể làm nghiêm trọng thêm các tình trạng hô hấp. (Ảnh: Everydayhealth).

Tê cóng

Khi tiếp xúc với nhiệt độ dưới 0 độ C, bạn có thể xuất hiện tình trạng tê cóng, nó thường ảnh hưởng đến các chi, chẳng hạn bàn tay, bàn chân, mũi, môi và tai.

“Đó là phản ứng của cơ thể đối với cái lạnh, trong đó lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng tăng lên, nhưng ngược lại, các mạch máu thu hẹp lại và lưu lượng máu đến các chi chậm lại", tiến sĩ Ettlinger nói.

Khi tê cóng, các bộ phận bị ảnh hưởng có cảm giác lạnh và đau, các đầu ngón chân và ngón tay, da tím tái, chân cứng, thân thể cóng lạnh.

Hạ thân nhiệt

Đây là tình trạng nghiêm trọng khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống mức dưới 35 độ C. Lúc đó cơ thể sẽ run rẩy, tứ chi tê liệt, hoạt động không chính xác. Lúc này, chúng ta cần mặc thêm quần áo ấm, đi lại trong nhà cho cơ thể nóng dần.

Bà Brewer nói hạ thân nhiệt xảy ra khi cơ thể bạn mất nhiệt nhanh hơn mức có thể tạo ra. Đôi khi, nó được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" vì nhiều người bệnh không biết rằng họ đang gặp nguy hiểm.

Cùng với các triệu chứng run rẩy, môi nhợt nhạt hoặc xanh xao, nói lắp, việc hạ thân nhiệt cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức khiến bạn cảm thấy buồn ngủ và bối rối. Nó cũng có thể gây ra cảm giác yếu ớt, mệt mỏi.

"Người lớn tuổi thường nhạy cảm hơn với tác động của việc giảm nhiệt độ và ít có khả năng nhận biết rằng họ bị lạnh", bà Brewer cho biết thêm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thu

Đăng ngày: 10/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Top 8 thực phẩm không nên ăn cùng tôm để tránh gây rắc rối cho sức khỏe

Top 8 thực phẩm không nên ăn cùng tôm để tránh gây rắc rối cho sức khỏe

Tôm ít chất béo và protein cao gấp từ vài lần đến vài chục lần so với thịt, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa. Tôm tốt là vậy, nhưng trong cuộc sống, chúng ta phải chú ý đừng ăn tôm với 8 thứ cấm kị này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Loại rau được mệnh danh

Loại rau được mệnh danh "rau hoàng đế", rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được

Măng tây là loại rau cao cấp được có nguồn gốc từ châu Âu, nhập khẩu về Việt Nam. Chính vì thế nó được mệnh danh là "rau hoàng đế".

Đăng ngày: 04/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News