Giới thiên văn hoang mang vì hành tinh quái dị chưa từng thấy

Một hành tinh lẽ ra không thể tồn tại mang tên HD 114082 b đang làm rối loạn hết các mô hình, thuật toán thiên văn lâu đời.

Đó là một hành tinh khí khổng lồ, quay quanh một ngôi sao loại F mang tên HD 114082. Theo NASA, nó nằm cách sao mẹ khoảng 0.5109 đơn vị thiên văn (AU) và có khối lượng gấp 8 lần sao Mộc.

Thế nhưng, các thông số tưởng chừng như bình thường đó lại đang làm các nhà thiên văn bối rối, bởi các phép đo tiết lộ dữ liệu bất thường: Nó chỉ to cỡ sao Mộc.

Giới thiên văn hoang mang vì hành tinh quái dị chưa từng thấy
Ảnh đồ họa mô tả hành tinh HD 114082 b và ngôi sao mẹ của nó, một cặp đôi kỳ dị nằm cách chúng ta 300 năm ánh sáng - (Ảnh: NASA/JPL-Caltech).

Với khối lượng và kích thước kỳ quặc như vậy, mật độ của nó phải gấp đôi Trái đất, một điều hết sức vô lý vì mật độ của các hành tinh khí phải thấp hơn mật độ của các hành tinh đá (như Trái đất, sao Hỏa) rất nhiều.

Một điểm "châm chước" là nó có thể nặng hơn sao Mộc quá nhiều bởi nó còn trẻ nhưng dù như vậy, nó vẫn quá dày đặc. "So với các mô hình được chấp nhận hiện nay, HD 114082 b dày đặc khoảng 2-3 lần đối với một gã khổng lồ khí trẻ 15 triệu tuổi như nó" - tờ Science Alert dẫn lời nhà vật lý thiên văn Olga Zakhozhay từ Viện Thiên văn học Max Planck (MPIA - Đức), người dẫn đầu nghiên cứu.

Điều đó tất nhiên khiến HD 114082 b hoàn toàn không khớp với cả hai mô hình phổ biến về sự hình thành hành tinh khí khổng lồ là "khởi động nguội" và "khởi động nóng", mà có thể là một cách bắt đầu khác, được tinh chỉnh từ một trong hai mô hình hoặc hoàn toàn riêng biệt.

"Tất cả những gì chúng tôi có thể nói là chúng tôi vẫn chưa hiểu rõ lắm về sự hình thành của các hành tinh khổng lồ" - nhà thiên văn học Ralf Launhardt, cũng từ MPIA, nhìn nhận.

Đối với các nhà nghiên cứu, HD 114082 b hứa hẹn sẽ giúp mở ra cánh cửa mới để tìm hiểu cách mà các thế giới khác đã ra đời, một quá trình hầu hết chỉ mới là những mô hình được ghép nối từ các mảnh dữ liệu hạn chế.

Nghiên cứu được phối hợp thực hiện bởi MPIA và Đài quan sát thiên văn chính thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Ukraine, vừa công bố trên tạp chí khoa học Astronomy & Astrophysics.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cái tên gây tranh cãi của kính viễn vọng 10 tỷ USD

Cái tên gây tranh cãi của kính viễn vọng 10 tỷ USD

Nhiều nhà khoa học cho rằng cái tên James Webb gợi nhắc đến một thời kỳ đen tối trong lịch sử nước Mỹ, và chỉ sử dụng tên viết tắt của kính viễn vọng.

Đăng ngày: 05/12/2022
Hé lộ danh tính người sẽ trở thành phi hành gia khuyết tật đầu tiên

Hé lộ danh tính người sẽ trở thành phi hành gia khuyết tật đầu tiên

John McFall, vị bác sỹ 31 tuổi kiêm vận động viên khuyết tật Paralympic người Anh, sẽ là người đầu tiên được tuyển dụng cho một chương trình mới nghiên cứu chỗ ở cho các phi hành gia khuyết tật.

Đăng ngày: 04/12/2022
Siêu sao chổi xâm nhập Hệ Mặt trời, phun các khối xây dựng sự sống khắp nơi

Siêu sao chổi xâm nhập Hệ Mặt trời, phun các khối xây dựng sự sống khắp nơi

Sao chổi núi lửa băng đường kính 60km đã phun trào dữ dội hơn 1 triệu tấn khí, băng và các khối xây dựng sự sống tiềm năng khắp vùng không gian bên trong Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 03/12/2022
NASA tiết lộ hộp bí mật đang mang sự sống Trái đất đến hành tinh khác

NASA tiết lộ hộp bí mật đang mang sự sống Trái đất đến hành tinh khác

Lặng lẽ đi cùng tàu vũ trụ Artemis I của NASA là chiếc hộp bí mật chỉ to bằng hộp đựng giày, mang theo những thứ đặc biệt từ Trái Đất.

Đăng ngày: 03/12/2022
Sắp có mưa sao băng đẹp nhất năm, người Việt Nam ngắm thế nào?

Sắp có mưa sao băng đẹp nhất năm, người Việt Nam ngắm thế nào?

Mưa sao băng Geminids – một trong hai trận mưa sao băng đẹp nhất năm sẽ đạt cực đại vào đêm 13, rạng sáng ngày 14/12 tới.

Đăng ngày: 03/12/2022
Kính viễn vọng James Webb chụp ảnh thiên hà va chạm dữ dội

Kính viễn vọng James Webb chụp ảnh thiên hà va chạm dữ dội

NASA hôm 1/12 công bố một bức ảnh chụp tuyệt đẹp về sự kiện va chạm thiên hà ZW II 96 ở cách xa khoảng 500 triệu năm ánh sáng.

Đăng ngày: 03/12/2022
Phát hiện lỗ đen quái vật nuốt sao, phun xác vào Trái đất

Phát hiện lỗ đen quái vật nuốt sao, phun xác vào Trái đất

21 kính viễn vọng khắp thế giới đang hướng về phía lỗ đen quái vật xa nhất và cổ quái nhất từng được biết, nơi luồng năng lượng từ cõi chết đang phóng vào Trái đất.

Đăng ngày: 02/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News