Tại sao khi mệt mỏi chúng ta thường hay gặp ác mộng?

Những giấc mơ xấu (ác mộng) là một phần không thể thiếu trong giấc ngủ của chúng ta. Đây là một hiện tượng bình thường, giúp bạn giải tỏa những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống.

Song nếu chúng gặp ác mộng thường xuyên, đồng nghĩa với việc bạn đang rơi vào vòng luẩn quẩn của sự đau khổ.

Nguyên nhân của những cơn ác mộng là gì?


 Gặp ác mộng sẽ giúp chúng ta giải tỏa những cảm xúc tiêu cực. (Ảnh: Doctissimo).

Ác mộng xảy ra trong chu kỳ ngủ REM (Rapid Eye Movement, có nghĩa là giấc ngủ có chuyển động nhanh của mắt), đây là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ giấc ngủ (một giấc ngủ có hai chu kỳ), chúng luôn bị chi phối bởi những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, sợ hãi hoặc tức giận mà chúng ta đối mặt trong cuộc sống hằng ngày.

Một cơn ác mộng có thể gây ra cảm xúc tiêu cực khiến chúng ta thức giấc. Song nó thường biến mất sau vài phút. Đối với những người gặp ác mộng thường xuyên, là nguyên nhân dẫn đến hội chứng mất ngủ.

Theo các nhà tâm lý, những người thường gặp ác mộng hơn khi họ hay lo lắng, căng thẳng, gặp phải những cảm xúc mạnh mẽ như chia tay trong tình yêu, tai nạn, mất người thân hoặc bị đuổi việc...

Ngoài ra, có những cơn ác mộng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc đời của cùng một cá nhân. Nguyên nhân do họ có thể gặp phải một ký ức đau thương có từ thời thơ ấu, như một đứa trẻ bị cắt đút tay, trượt vào bồn tắm và suýt chết đuối hay là nạn nhân của bạo lực từ gia đình, chiến tranh, bị hãm hiếp...

Mặt khác, ác mộng còn xảy ra đối với những người dùng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm nhằm giải tỏa lo âu, thậm chí nó có thể gây ra nỗi kinh hoàng vào ban đêm.

Ngủ gặp ác mộng có tốt không?

Những cơn ác mộng, dù khó chịu đến đâu cũng rất hữu ích cho bản thân. Chúng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những cảm xúc mạnh mẽ của mình trong cuộc sống hằng ngày. Người lớn thường gặp cảm xúc tiêu cực, và ác mộng có vai trò giúp chúng ta xác định và quản lý tốt hơn những lo lắng và sợ hãi của họ.

Bất kỳ cơn ác mộng nào cũng giúp chúng ta bộc lộ cảm xúc, cho phép con người mô phỏng một tình huống, một mối đe dọa và dạy chúng ta cách đối phó với nó.

Ngoài ra, nó còn giúp điều chỉnh trí não, và những cảm xúc tiêu cực con người. Có được sự chuẩn bị để dễ dàng đón nhận và phản ứng với nỗi sợ hãi, mất mát, hay trong trường hợp bạn gặp nguy hiểm.

Do đó, ác mộng giúp chúng ta hấp thụ những lo lắng, căng thẳng mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống, đồng thời chúng còn xoa dịu nỗi sợ hãi bị chôn vùi.

"Giấc mơ xấu cho phép chúng ta quên đi những sai lầm, cú sốc lớn hay những lo lắng của mình để tiếp tục dẫn dắt cuộc sống của mình. Giấc mơ càng trở nên tiêu cực, nó càng phản ánh một yếu tố cảm xúc của con người khó giải tỏa", Benjamin Putois, bác sĩ, nhà tâm lý học và tâm lý trị liệu chuyên về rối loạn giấc ngủ tại Viện khoa học về Sức khỏe Inserm, Pháp cho biết.


 Gặp ác mộng thường xuyên khiến cơ thể bạn mệt mỏi.

Tuy nhiên, nếu chúng ta gặp ác mộng một cách thường xuyên, đó là nguyên nhân của hội chứng mất ngủ dẫn đến bạn bị cuốn vào vòng luẩn quẩn của sự mệt mỏi và đau khổ.

Nhà tâm lý trị liệu, Benjamin Putois lưu ý: "Chúng ta phải thực sự phân biệt giữa cơn ác mộng khi gặp phải những đau thương, cú sốc tâm lý trong cuộc sống, nếu gặp một cách thường xuyên nó lại làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của chúng ta".

Giải pháp nào khi bạn gặp ác mộng thường xuyên?

Theo đó, bạn cần phải gặp chuyên gia tâm lý trị liệu để tham khảo ý kiến của họ. Gặp ác mộng thường xuyên dẫn đến mệt mỏi mãn tính và làm xáo trộn chu kỳ giấc ngủ của bạn lâu dài.

Chuyên gia về giấc ngủ sẽ có thể tìm ra nguyên nhân chấn thương, di truyền, thần kinh, hoặc những nguồn khác để cung cấp cho bạn một giải pháp phù hợp.


 Thay đổi không gian và thói quen trước khi ngủ là một giải pháp giúp chúng ta ngủ ngon hơn. (Ảnh: Passeport Santé).

Ngoài ra, bạn có thể thay đổi không gian phòng ngủ của bạn từ rèm cửa, ga trải giường, đồng thời giảm tiêu thụ các chất kích thích có trong cà phê như caffeine và theine, tránh tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, máy tính ít nhất 2h trước khi đi ngủ.

Điều này sẽ tránh não bộ của chúng ta hoạt động quá nhiều giúp bạn có thể có giấc ngủ sâu, êm đẹp hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao trước khi nâng quan tài lên để hạ thổ, người Trung Quốc sẽ đập vỡ một cái chậu đất?

Vì sao trước khi nâng quan tài lên để hạ thổ, người Trung Quốc sẽ đập vỡ một cái chậu đất?

Mỗi hành động trong văn hóa tang lễ đều mang ý nghĩa sâu xa mà kể cả người thực hiện cũng chưa chắc hiểu hết.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tại sao những con kiến cô đơn thường chết rất nhanh?

Tại sao những con kiến cô đơn thường chết rất nhanh?

Kiến là những sinh vật có tính xã hội rất cao - nếu bạn đụng độ một con trong rừng mưa nhiệt đới, rất có thể có khoảng 15 triệu con nữa ở gần đó.

Đăng ngày: 14/05/2025
Trái đất có 60 nghìn tỷ tấn vàng, mỗi người có thể chia sẻ 7.000 tấn, nhưng tại sao nó vẫn có giá trị như vậy?

Trái đất có 60 nghìn tỷ tấn vàng, mỗi người có thể chia sẻ 7.000 tấn, nhưng tại sao nó vẫn có giá trị như vậy?

Vàng là một trong những loại tiền tệ có giá trị nhất từ thời cổ đại, và đến nay nó vẫn là một trong những loại tiền tệ ổn định nhất.

Đăng ngày: 14/05/2025
Tại sao đá lạnh có thể dính vào tay khi cầm?

Tại sao đá lạnh có thể dính vào tay khi cầm?

Bạn đã bao giờ lấy đá từ trong tủ lạnh ra để uống café hay nước ngọt nhưng chưa kịp cho vào ly thì ngay lập tức phát hiện ra nó đã dính chặt vào tay?

Đăng ngày: 14/05/2025
Vì sao lại gọi là Bờ Hồ?

Vì sao lại gọi là Bờ Hồ?

Đến Hà Nội mà chưa ra Bờ Hồ, chưa vào Bách hóa tổng hợp Tràng Tiền coi như chưa biết Hà Nội. Đi chơi Bờ Hồ như một thói quen văn hóa ở Hà Nội mặc định từ bao năm nay.

Đăng ngày: 11/05/2025
Cá nóc phồng người lên như thế nào và tại sao chúng lại làm vậy?

Cá nóc phồng người lên như thế nào và tại sao chúng lại làm vậy?

Với độc tố trong người và kỹ năng phồng mình thành một quả cầu gai, cá nóc có thể dọa được rất nhiều kẻ thù của mình.

Đăng ngày: 11/05/2025
Sau cừu Dolly, tại sao vẫn chưa nhân bản con người?

Sau cừu Dolly, tại sao vẫn chưa nhân bản con người?

Vào năm 1996, chú cừu Dolly gây xôn xao khắp thế giới sau khi trở thành động vật có vú đầu tiên được nhân bản thành công từ tế bào trưởng thành.

Đăng ngày: 05/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News