Nhiệt độ nước biển xung quanh New Zealand cao nhất kể từ năm 1982
Theo Stats NZ, nhiệt độ bề mặt nước biển đã tăng từ 0,63 đến 1,05 độ C trên khắp các vùng đại dương của New Zealand kể từ năm 1982, trong đó biển Tasman có tốc độ tăng trung bình cao nhất.
Ngày 9/7, cơ quan thống kê Stats NZ của New Zealand cho biết trong khoảng thời gian 2022-2023, nhiệt độ trung bình hằng năm tại các đại dương và vùng ven biển bao quanh đảo quốc này đã tăng lên mức cao nhất kể từ bắt đầu thu thập dữ liệu từ năm 1982.
Nhiệt độ bề mặt nước biển đã tăng từ 0,63 đến 1,05 độ C trên khắp các vùng đại dương của New Zealand kể từ năm 1982. (Nguồn: NZ Herald).
Theo Stats NZ, kể từ năm 1982, nhiệt độ bề mặt nước biển đã tăng từ 0,63 đến 1,05 độ C trên khắp các vùng đại dương của New Zealand, trong đó biển Tasman có tốc độ tăng trung bình cao nhất.
Giám đốc cấp cao về thống kê môi trường và nông nghiệp của Stats NZ, ông Stuart Jones cho biết các vùng ven biển ấm lên từ 0,74 đến 1,35 độ C, trong đó khu vực gần bờ biển phía Đông của Đảo Nam (South Island) có tốc độ tăng nhiệt trung bình cao nhất.
Chuyên gia thống kê này lưu ý việc đo nhiệt độ mặt nước biển phản ánh tốc độ nóng lên của các lớp nước trên cùng của đại dương.
Các dữ liệu thống kê về các đợt sóng nhiệt đại dương (khi nước biển ấm bất thường trong thời gian dài) cũng lên các ngưỡng cao mới.
Theo Stuart Jones, biển Tasman đã chịu ảnh hưởng của các đợt sóng nhiệt trên biển trong 61% thời gian của năm 2022, cao nhất trong số các vùng đại dương.
Trong khi đó, Đảo Tây Bắc đã hứng chịu tình trạng sóng nhiệt trong 89% thời gian trong năm, cao nhất trong số các vùng ven biển.
Stuart Jones cảnh báo chỉ một sự gia tăng nhiệt độ nhỏ cũng có thể phá vỡ hệ sinh thái biển.
Nước biển ấm lên có thể ảnh hưởng đến năng suất sơ cấp của biển, tác động tới việc tạo ra chất hữu cơ của thực vật phù du hoặc tảo cực nhỏ, hỗ trợ chuỗi thức ăn biển.
Tại vùng biển xung quanh New Zealand, từ năm 1998 đến năm 2022, năng suất sơ cấp của biển có xu hướng giảm khi nhiệt độ nước biển tăng ở vùng nước ấm hơn ở phía Bắc trong khi tại các vùng nước mát hơn ở phía Nam, năng suất có xu hướng tăng khi nhiệt độ nước biển tăng.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Sự thật đằng sau việc cho cá voi trắng ăn đá viên là gì?
Trong mùa hè thiêu đốt này, có lẽ bạn đang nghĩ ra nhiều cách khác nhau để giải nhiệt. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc tại sao chúng ta thường thấy người ta cho cá voi beluga ăn đá viên không?

Đốm màu bí ẩn khổng lồ ở Thái Bình Dương cuối cùng cũng được hé lộ
Được biết tới kể từ năm 2010, những đốm màu khổng lồ ở Thái Bình Dương đã trở thành một bí ẩn với những ai chứng kiến.

Sự thật đau lòng đằng sau khuyến cáo ngừng ăn tôm hùm Mỹ
Nhiều doanh nghiệp tôm phẫn nộ khi cơ quan bảo tồn ở đất nước cờ hoa khuyến cáo người dân ngừng ăn tôm hùm Mỹ, do hoạt động đánh bắt loài này gây nguy hại đến cá voi trơn.
