Nhiều bệnh có thể tấn công học sinh mùa tựu trường
Sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm phổi, viêm tiểu phế quản là những bệnh được các bác sĩ cảnh báo sẽ bùng phát trong đầu năm học bởi mùa cao điểm của dịch bệnh đang đến.
Thống kê từ Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM cho thấy, các bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, bệnh hô hấp, tiêu hóa vẫn trong tình trạng diễn biến phức tạp, trong khi đó mùa tựu trường năm nay, thành phố này có gần 1,5 triệu học sinh các cấp cùng đến trường.
Bệnh viện nhi đã quá tải lại càng "ùn ứ" bệnh nhân vào những ngày cuối tháng 8.
(Ảnh: Cao Lâm).
Tại buổi họp giao ban Sở Y tế ngày 1/9, bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố cho biết, cụ thể là sốt xuất huyết, trong nửa cuối tháng 8, mỗi tuần thành phố có đến 300 ca mới, tăng gấp đôi những tuần trước. Bệnh viện Nhi Đồng 2 có khoảng 50 trường hợp đang nằm điều trị vì bệnh này, còn tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, số trẻ điều trị nội trú do sốt xuất huyết cũng 100 ca. Hầu hết các em đều trong độ tuổi đến trường.
Không lây lan từ người sang người, tuy nhiên theo các bác sĩ, sốt xuất huyết, diễn biến của bệnh sẽ phức tạp hơn nếu các trường học không dọn dẹp những vật chứa nước vốn là môi trường sống của lăng quăng gây bệnh.
Với đặc tính dễ lây và dễ có nguy cơ gây biến chứng thần kinh, bệnh tay chân miệng cũng được các bác sĩ quan ngại sẽ bùng phát tại các trường mầm non trong mùa tựu trường. Chứng tiêu chảy do virus cũng nằm trong mối lo bởi các em học sinh, đặc biệt là học sinh bán trú hoặc nội trú phải ăn uống, sinh hoạt tập thể.
Trước thực tế phòng khám nhi đang ồ ạt tăng ca đến khám do viêm họng, viêm tiểu phế quản và tình hình của nhiều năm qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho rằng, số trẻ mắc bệnh khi tựu trường, nhất là các bé mầm non và tiểu học chắc chắn sẽ đông hơn.
“Một phần do mùa mưa đang đến, phần khác do các bé thay đổi lối sinh hoạt từ “ở nhà” sang “đến trường” nên dễ bị chứng biếng ăn lười uống, cộng thêm với tâm lý ngại đi học, các bé sẽ dễ mệt mỏi, sức đề kháng sẽ yếu đi”, một bác sĩ nói.
Đại diện Sở Y tế TP HCM cho biết, để hạn chế việc học sinh không đổ bệnh mùa tựu trường, Sở đã có văn bản phối hợp cũng ngành giáo dục để thống nhất việc vệ sinh môi trường tại các trường, nhất là trường bán trú và nội trú; nhắc nhở giáo viên mầm non kiến thức phòng bệnh và phát hiện bệnh để tránh lây lan.
Riêng phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của các bé, khi có dấu hiệu bất thường như sốt kéo dài thì nên đưa đi khám để được chẩn đoán điều trị.

Kích thước não có quyết định trí thông minh?
Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.
