Nhiều bệnh tật từ tiếng ồn mà ra

Tiếp xúc với tiếng ồn lớn không chỉ gây điếc mà còn dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Ngoài việc là nguyên nhân chính gây giảm thính lực, nghiên cứu của Trường Đại học Lund (Thụy Điển) thấy rằng tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn trên 64 đề-xi-ben có thể làm nguy cơ bị cao huyết áp tăng gần 90%.

Điều này có nghĩa là âm lượng của tiếng nói bình thường (60 đề-xi-ben) đã gây ra nguy cơ, chứ đừng nói đến tiếng ồn từ búa đóng cọc (125 đề-xi-ben) mà ta vẫn nghe thấy hằng ngày trên đường phố, nếu căn cứ vào số lượng xây dựng gia tăng như hiện nay.

Những tác động lâu dài khác đối với sức khỏe gồm rối loạn giấc ngủ, đau đầu, những trục trặc về tim và thậm chí là những vấn đề về sức khỏe tâm thần và hành vi.

Ví dụ, một nghiên cứu công bố hồi năm ngoái trên tờ British Medical Journal thấy rằng nguy cơ đột quị, bệnh tim và tuần hoàn thường cao hơn ở những khu vực có mức độ tiếng ồn nhiều từ máy bay.

Nhiều hành động tưởng như vô hại trong sinh hoạt hàng ngày lại thực sự đẩy bạn trượt nhanh tới tổn thương thính giác vĩnh viễn.

Những hành động này bao gồm sấy tóc (95 đề-xi-ben) và thậm chí là nghe nhạc trên iPod (105 đề-xi-ben) trong quá 4 phút.

Các fan của những buổi trình diễn nhạc rốc cần đảm bảo cho tai được nghỉ giải lao vì các chuyên gia cảnh báo rằng chỉ nên tiếp xúc với tiếng ồn lớn (115 đề-xi-ben) trong không quá 30 giây.

Nhiều cách để bảo vệ đôi tai

Trước hết, cần sử dụng nút tai mỗi khi cần thiết vì nó sẽ làm giảm tiếng ốn xuống mức dễ chịu là 30 đề-xi-ben.

Cũng luôn áp dụng quy tắc 60/60 khi dùng iPod hoặc các thiết bị tương tự: nghĩa là chỉ để âm lượng (volume) không quá 60% mức tối đa và nghe không quá 60 phút.

Khi mua những vật phát tiếng ồn như các loại máy chạy điện, cũng cần xem xét mức độ tiếng ồn để chọn loại chạy êm hơn.

Những triệu chứng của điếc do tiếng ồn bao gồm cảm giác có tiếng ong ong, vo vo hoặc ù ù trong tai, khó nghe rõ tiếng nói của người khác và không xác định được hướng âm thanh phát ra từ đâu.

Vì thế hãy luôn tránh tiếng ồn mỗi khi có thể và để đôi tai được nghỉ ngơi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News