Nhiều lần đào được kim cương, nhà địa chất phát hiện: Chỗ nào có loài cây này, nơi ấy có thể chứa kho báu

Đây là loài cây đầu tiên có thể giúp tìm ra kim cương.

Thế giới tự nhiên luôn ẩn giấu những điều thú vị. Như chúng ta đều biết, cây cối thường mọc trên đất, cát hoặc nước, nhưng, loài cây dưới đây lại phát triển tại những khu vực có kim cương.

Loài cây độc đáo

Theo tạp chí Science, vào năm 2015, trong một lần đi tìm kiếm kim cương, nhà địa chất học Stephen E.Haggerty của Đại học Quốc tế Florida đã phát hiện ra loài cây chỉ mọc trên những vùng đất có chứa kimberlite. Đây là kiểu đá núi lửa có trong vỏ Trái đất và là nguồn khai thác kim cương hiện nay.

Nhiều lần đào được kim cương, nhà địa chất phát hiện: Chỗ nào có loài cây này, nơi ấy có thể chứa kho báu
Hình ảnh mô tả của loài cây Pandanus candelabrum. (Ảnh: Pixta).

Ông để ý rằng, trên bề mặt những nơi ông đào được kim cương luôn thấy sự có mặt của một loài cây đặc biệt. Khám phá này đã góp phần giúp ông nhanh chóng tìm ra những địa điểm khác để tiếp tục khai thác kim cương. Phát hiện của ông đã được công bố trong một ấn bản của tạp chí Economic Geography.

Loài cây kỳ lạ đó là cây cọ Pandanus (tên khoa học là Pandanus candelabrum) thường mọc ở Liberia, Tây Phi. Pandanus candelabrum là một loài thực vật có hoa trong họ Dứa dại. Loài này được P.Beauv. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1805.

Đặc điểm sinh học

Cây Pandanus candelabrum có lớp vỏ gai góc và có thể cao từ 1 đến 20 mét. Cọ Pandanus có lá trông giống như lá cọ nên nó rất dễ phân biệt so với các thực vật khác trong rừng. Nó thường xuất hiện tại các khu vực có khí hậu nhiệt đới và trên một số đảo ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Nhiều lần đào được kim cương, nhà địa chất phát hiện: Chỗ nào có loài cây này, nơi ấy có thể chứa kho báu
Cọ Pandanus có lá trông giống như lá cọ nên nó rất dễ phân biệt so với các thực vật khác trong rừng. (Ảnh: Shutter Stock)

Điều đặc biệt về Pandanus candelabrum là nó thường phát triển trên đất chứa kim cương. Ở dưới mỗi gốc cây đặc biệt này là một hỗn hợp đất màu mỡ có chứa nhiều loại khoáng chất. Bên cạnh nhân tố đáng chú ý nhất là kim cương, vùng đất để cọ Pandanus có thể sinh tồn còn chứa tàn tích từ các vụ phun trào núi lửa, kali, magie hay phốtpho, đây là những khoáng chất có dồi dào trong đất chứa kimberlite. Hơn nữa, những chất dinh dưỡng "hảo hạng" mà không phải loài cây nào cũng được hấp thụ đầy đủ.

Nghiên cứu sâu hơn, giáo sư Haggerty cho biết: "Lý do gì thì chúng tôi vẫn chưa biết, thế nhưng Pandanus candelabrum dường như chỉ phát triển trên những mỏ giàu kim cương". Ngoài ra, rễ của cây Pandanus candelabrum là rễ cây điển hình của các khu vực đầm lầy, thế nhưng ở Liberia, nó có vẻ như điển hình của khu vực mỏ kimberlite.

Tầm quan trọng của khám phá

Theo Gizmodo, Pandanus candelabrum là loài cây đầu tiên có thể giúp tìm ra kim cương. Quá trình này được gọi là địa học thực vật (Geobotanical prospecting). Mặc dù, trước đây, phương pháp tìm kiếm dấu hiệu khoáng vật dưới lòng đất nhờ thực vật đã được sử dụng từ lâu.

Nhiều lần đào được kim cương, nhà địa chất phát hiện: Chỗ nào có loài cây này, nơi ấy có thể chứa kho báu
Việc tìm thấy cọ Pandanus cũng như sự tồn tại của loài cây này có thể giúp giảm thiểu chi phí cho quá trình dò tìm quặng kim cương. (Ảnh: Pixabay).

Ví dụ, đồng đỏ có thể được tìm thấy nhờ cây anh túc ở Mỹ, hoặc cây bụi có hoa Haumaniastrum katangense ở châu Phi. Ở Thụy Điển, giống cây thạch trúc alpine được sử dụng từ thời Trung Cổ cho việc dò tìm đồng. Một số loài cây khác cũng tiến hóa đề sinh tồn tại các khu vực chứa các kim loại nặng và là dấu hiệu để nhận biết các kim loại nặng này như: U, Pb, Zn, Ni, Cr, Ba, Pb, Zn.

Việc tìm thấy cọ Pandanus cũng như sự tồn tại của loài cây này có thể giúp giảm thiểu chi phí khai khoáng, và tổn thất môi trường trong quá trình dò tìm quặng kim cương cũng được giảm theo, đặc biệt là các nước khu vực Tây và Nam Phi. Phát hiện này không chỉ giúp phát triển ngành khai thác kim cương, mà còn hỗ trợ nghiên cứu về nhiệt độ và áp suất của vỏ Trái đất cách đây 150 triệu năm về trước, giai đoạn tạo ra Đại Tây Dương.

Nhiều lần đào được kim cương, nhà địa chất phát hiện: Chỗ nào có loài cây này, nơi ấy có thể chứa kho báu
Với kích thước không quá lớn, cọ Pandanus thường bị che khuất và gây ra nhiều những khó khăn cho các nhà khai thác kim cương. (Ảnh: Pixabay)

Tuy nhiên, các bụi cọ Pandanus thường mọc xen lẫn với nhiều loại cây cổ thụ trong các khu rừng nhiệt đới. Với kích thước không quá lớn, cọ Pandanus thường bị che khuất và gây ra nhiều những khó khăn cho các nhà khai thác kim cương.

Pandanus candelabrum không chỉ là một loài cây độc đáo, mà còn là một ví dụ về sự kỳ diệu của thiên nhiên. Hy vọng rằng nghiên cứu về loài cây này sẽ tiếp tục đem lại những phát hiện thú vị và giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hành tinh mà chúng ta đang sống.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ý tưởng táo bạo của công ty Anh: Biến lông gà thành món ăn

Ý tưởng táo bạo của công ty Anh: Biến lông gà thành món ăn

Một công ty tại Anh đã triển khai dự án độc đáo biến lông gà thành protein có thể ăn được, nhằm giảm thiểu rác thải từ lĩnh vực chăn nuôi gia cầm.

Đăng ngày: 15/04/2024
Chế tạo thành công giày, ví da từ... vi khuẩn

Chế tạo thành công giày, ví da từ... vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu Anh đã thành công biến đổi gene vi khuẩn Komagataeibacter để tạo ra một loại da " thuần chay" không chứa nhựa và có khả năng tự nhuộm đen.

Đăng ngày: 10/04/2024
Lần đầu tiên các nhà khoa học Bồ Đào Nha tạo ra chuột 6 chân

Lần đầu tiên các nhà khoa học Bồ Đào Nha tạo ra chuột 6 chân

Các nhà khoa học tạo ra một phôi thai chuột 6 chân, có thêm một cặp chân sau thay vì sở hữu cơ quan sinh dục ngoài.

Đăng ngày: 03/04/2024
Trồng cây không đúng chỗ sẽ làm nóng hành tinh

Trồng cây không đúng chỗ sẽ làm nóng hành tinh

Cây xanh hấp thụ carbon dioxide và việc khôi phục các khu rừng bị suy thoái hoặc trồng cây non để tăng độ che phủ rừng là một công cụ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 28/03/2024
Con người truyền số lượng virus sang động vật nhiều gấp đôi số lượng chúng ta lây từ chúng!

Con người truyền số lượng virus sang động vật nhiều gấp đôi số lượng chúng ta lây từ chúng!

Những phát hiện này thách thức sự hiểu biết của chúng ta về các bệnh lây truyền từ động vật sang người và nêu bật vai trò không thể thiếu của chúng ta trong quá trình trao đổi virus của hệ sinh thái.

Đăng ngày: 28/03/2024
Các nhà khoa học giải mã phản ứng “kêu cứu” của thực vật trước mầm bệnh

Các nhà khoa học giải mã phản ứng “kêu cứu” của thực vật trước mầm bệnh

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tiết lộ cách thức các loài thực vật tập hợp vi sinh vật vùng rễ thông qua cơ chế " kêu cứu" để tự bảo vệ trước nguy cơ mầm bệnh xâm nhập.

Đăng ngày: 28/03/2024
Hoa anh đào Nhật Bản có thể biến mất

Hoa anh đào Nhật Bản có thể biến mất

Nghiên cứu mới của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết biến đổi khí hậu khiến giống anh đào Somei-Yoshino biểu tượng có thể bị tuyệt chủng ở nhiều vùng của Nhật

Đăng ngày: 27/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News