Nhiều nước Đông Nam Á dẫn đầu về mức hấp thụ vi nhựa trên toàn cầu

Một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Environmental Science and Technology cho thấy, Malaysia nằm trong top 10 quốc gia hít phải nhiều hạt vi nhựa trong không khí nhất, ước tính khoảng 494.000 hạt vi nhựa mỗi ngày trên đầu người.

Nước này xếp hạng cao nhất trong số 109 quốc gia về hấp thụ vi nhựa. Nghiên cứu lưu ý rằng hơn 50% lượng hấp thụ vi nhựa của Malaysia đến từ cá.

Báo cáo cho biết: "Theo nghiên cứu của chúng tôi, các quốc gia đang công nghiệp hóa... dẫn đầu về mức độ hấp thụ vi nhựa trên toàn cầu, bắt nguồn từ mức tiêu thụ hải sản cao".

Nhiều nước Đông Nam Á dẫn đầu về mức hấp thụ vi nhựa trên toàn cầu
Ô nhiễm nhựa ở biển. (Ảnh: Shutterstock).

Vi nhựa – các hạt nhựa nhỏ hơn 5 mm – thường được tìm thấy trong môi trường nước ngọt và biển, nơi chúng được các sinh vật ăn vào và sau đó được con người tiêu thụ.

Theo giáo sư Xiang Zhao từ Đại học Công nghệ Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc, tác giả nghiên cứu, sự phát triển công nghiệp đã khiến mức độ ô nhiễm nhựa ngày càng tăng.

Đồng tác giả Fengqi You, giáo sư về kỹ thuật hệ thống năng lượng tại Đại học Cornell ở Mỹ, có cùng quan điểm. Cả hai cho biết: "Vi nhựa trong thực phẩm liên quan đến những chất tích lũy từ việc sử dụng nhựa trong sản xuất, chế biến và đóng gói sản phẩm".

"Trong khi đó, vi nhựa trong không khí chủ yếu bắt nguồn từ sự mài mòn của vật liệu nhựa, chẳng hạn như vật liệu trong lốp xe và các vụ nổ từ các hạt nhựa thủy sinh".

Nhiều nước Đông Nam Á dẫn đầu về mức hấp thụ vi nhựa trên toàn cầu
Sơ đồ minh họa cách vi nhựa xâm nhập vào chuỗi thức ăn. (Ảnh: Shutterstock).

Nghiên cứu cho thấy nguồn vi nhựa chính trong thủy sản đến từ chất thải nhựa thải ra từ các bãi chôn lấp hoặc bãi rác lộ thiên không được quản lý tốt. Những hạt nhựa này có thể làm ô nhiễm hệ thống nước ngọt và nước mặn, sau đó được phân tán qua dòng nước hoặc truyền qua không khí và xâm nhập vào chuỗi thức ăn.

Theo nghiên cứu, sự hấp thu vi nhựa trong không khí và chế độ ăn uống đã tăng hơn 6 lần từ năm 1990 đến năm 2018 trên khắp châu Á, châu Phi và châu Mỹ, bao gồm cả Trung Quốc và Mỹ.

Các tác giả cho biết bằng cách loại bỏ 90% mảnh vụn nhựa dưới nước toàn cầu, sự hấp thụ vi nhựa có thể giảm hơn 48% ở các quốc gia Đông Nam Á, nơi ghi nhận phần lớn sự hấp thụ vi nhựa của thế giới.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Yên Bái lại xảy ra động đất 3 độ richter, người dân nghe tiếng nổ lớn

Yên Bái lại xảy ra động đất 3 độ richter, người dân nghe tiếng nổ lớn

Một trận động đất cường độ 3 richter vừa xảy ra vào trưa nay tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Đăng ngày: 06/06/2024
Hiện tượng chết chóc xảy ra tại hồ nước rộng nhất bang California

Hiện tượng chết chóc xảy ra tại hồ nước rộng nhất bang California

Một hồ nước diện tích lớn tại bang California (Mỹ) đã chuyển màu. Toàn bộ hiện tượng này có thể quan sát được từ trên không gian.

Đăng ngày: 06/06/2024
Nhiệt độ toàn cầu nóng lên với tốc độ chưa từng thấy

Nhiệt độ toàn cầu nóng lên với tốc độ chưa từng thấy

Hơn 50 nhà khoa học hàng đầu cảnh báo về tình trạng nóng lên toàn cầu ở mức chưa từng thấy trong bối cảnh " ngân sách" carbon để kiềm chế nhiệt độ trong phạm vi mục tiêu quốc tế đang dần cạn kiệt.

Đăng ngày: 06/06/2024
Hơn 7.000 tia sét dội xuống Hà Nội đo bằng cách nào?

Hơn 7.000 tia sét dội xuống Hà Nội đo bằng cách nào?

Theo chuyên gia khí tượng thủy văn, việc thống kê các cú sét nhờ vào mạng lưới định vị được thiết kế, phân tích, phân phối số liệu theo thời gian thực.

Đăng ngày: 06/06/2024
Núi lửa Tonga phun có thể khiến thời tiết bất thường suốt thập kỷ

Núi lửa Tonga phun có thể khiến thời tiết bất thường suốt thập kỷ

Một nghiên cứu mới cho thấy vụ phun trào núi lửa Tonga có thể gây ra thời tiết bất thường trong suốt thập kỷ này.

Đăng ngày: 06/06/2024
Chuyên gia lý giải về hiện tượng hàng nghìn cú sét dội xuống Hà Nội trong sáng nay

Chuyên gia lý giải về hiện tượng hàng nghìn cú sét dội xuống Hà Nội trong sáng nay

Theo các chuyên gia khí tượng, sấm sét thường xuất hiện nhiều nhất vào đầu mùa mưa, thời điểm các khối khí nóng và lạnh giao tranh.

Đăng ngày: 05/06/2024
Khủng hoảng do mưa lũ tại Sri Lanka: Đóng cửa trường học, hàng ngàn người phải di tản, sống mòn chờ tiếp tế

Khủng hoảng do mưa lũ tại Sri Lanka: Đóng cửa trường học, hàng ngàn người phải di tản, sống mòn chờ tiếp tế

Mưa lũ nghiêm trọng xảy ra tại Sri Lanka khiến 16 người thiệt mạng và hàng ngàn người phải di tản.

Đăng ngày: 05/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News