Hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc cạn trơ đáy, khiến hòn đảo 1000 năm tuổi giữa hồ lộ diện toàn bộ

Hồ Bà Dương khô nứt dưới ảnh hưởng của nắng nóng kỷ lục khiến hòn đảo 1.000 năm tuổi nằm giữa hồ phát lộ hoàn toàn.


Video: SCMP

hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc với diện tích 4.400km2, hồ Bà Dương còn được ví như "quả thận" bởi vai trò điều phối dòng nước sông Dương Tử ở tỉnh Giang Tây, đón nước lũ vào mùa hè ẩm ướt, sau đó rút đi vào mùa thu và mùa đông khô hanh. Năm nay, nắng nóng kỷ lục trên khắp lưu vực sông Dương Tử kéo dài hơn 70 ngày. Hồ nước thu nhỏ sớm hơn thông thường và hiện nay diện tích chỉ bằng 1/5 so với cách đây vài tháng, Reuters hôm 24/8 đưa tin.

Người dân địa phương chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng như vậy. "Năm ngoái vẫn có nước trong hồ. Năm nay tôi không biết chuyện gì xảy ra. Hồ nước quá khô cạn", Zhang Daxian, người kiếm sống trên hồ, chia sẻ.


Đảo Lạc Tinh Đôn giữa hồ Bà Dương.

Thông thường, khi hồ nước bước vào mùa khô, phần chân của hòn đảo Lạc Tinh Đôn hơn 1.000 năm tuổi vẫn nằm dưới mực nước. Tuy nhiên, năm nay đánh dấu thời gian sớm nhất trong 71 năm qua khi hòn đảo lộ ra hoàn toàn. Giờ đây, bao quanh đảo là đất cỏ thay vì nước.

Hôm 24/8, người dân có thể đi bộ trên đáy hồ nứt nẻ với nhiều xác trai và cá chết. Hồ nước thu nhỏ cũng ảnh hưởng tới hoạt động đường thủy và nguồn cung cấp nước uống của những cộng đồng dân cư gần đó. Nhà chức trách đã xả nước từ hồ chứa ở Tam Hiệp và Đan Giang Khẩu để giảm bớt tình trạng thiếu nước ở hạ nguồn. Du Lei, kỹ sư trung tâm cảm biến từ xa của Bộ Tài nguyên thiên nhiên, cho biết mực nước hồ vẫn tiếp tục hạ dần. Một số sông nhỏ cung cấp nước cho hồ đã khô cạn hoàn toàn.

Đối với hồ Bà Dương, hạn hán chỉ là một phần vấn đề. Nhu cầu cao đối với vật liệu xây dựng như thủy tinh và bê tông khiến hồ trở thành nguồn khai thác cát. Hoạt động này góp phần khiến mực nước hồ hạ thấp bất thường trong những thập kỷ gần đây. Hồ Bà Dương là khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia, nơi ở của hơn 300 loài chim di cư bao gồm sếu Siberia cực kỳ nguy cấp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 23/06/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 22/06/2025
Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"

Đăng ngày: 19/06/2025
Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Đăng ngày: 18/06/2025
Vì sao gọi là

Vì sao gọi là "gió mùa Đông Bắc"?

Trong các bản tin thời tiết, người dẫn chương trình thường nói "gió mùa Đông Bắc" mang theo khối không khí lạnh tràn xuống nước ta... Vậy, thuật ngữ "gió mùa Đông Bắc" có nghĩa là gì?

Đăng ngày: 18/06/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 18/06/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 17/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News