Nhím biển dẹt chết hàng loạt do triều dâng

Hoạt động của thủy triều khiến hàng nghìn con nhím biển dẹt mắc cạn trên cát và chết dần ở phía nam thành phố Seaside, bang Oregon.

Theo báo cáo của công viên thủy cung Seaside Aquarium, các sinh vật bị đẩy vào bờ do nước dâng cao vào chiều hôm 15/8 nhưng không thể quay trở lại biển khi triều rút.


Xác nhím biển dẹt phủ khắp bãi biển Seaside ở bang Oregon, Mỹ. (Ảnh: Seaside Aquarium)

Nhím biển dẹt - còn được gọi là "đô la cát" hay "bánh quy biển" - là động vật thủy sinh có quan hệ họ hàng với huệ biển và sao biển. Chúng dễ bị tổn thương và chỉ sống được vài phút bên ngoài đại dương.

"Chúng tôi không rõ đây là một sự cố bất thường hay cũng xảy ra trên những bãi biển khác. Rất khó để xác định có bao nhiêu nhím biển dẹt bị đẩy vào bờ, nhưng số lượng ước tính lên tới hàng nghìn con", Seaside Aquarium cho biết trong một bài đăng trên Facebook.

Công viên thủy cung cũng khuyến cáo người đi biển không nên mang "đô la cát" còn sống về nhà. Bộ xương ngoài của chúng mặc dù được thương mại hóa rộng rãi như một món quà lưu niệm hoặc đồ trang trí nhà cửa, việc thu thập những cá thể còn sống trên biển là bất hợp pháp ở nhiều bang, với mức phạt có thể lên tới 500 USD và hai tháng tù.


Nhím biển dẹt còn được gọi là bánh quy biển do hình dạng độc đáo của chúng. (Ảnh: Seaside Aquarium)

Nhím biển dẹt chủ yếu ăn sinh vật phù du và có thể sống 10 năm trong môi trường tự nhiên. Lớp xương ngoài của chúng có màu trắng giống sứ và được bao phủ bởi rất nhiều gai nhỏ giống như lông tơ. Những gai này hỗ trợ sinh vật di chuyển và nhặt thức ăn. Miệng của nó nằm ở trung tâm của mặt dưới với 5 chiếc răng nhỏ.

Theo thủy cung Monterrey Bay, khi đại dương nổi sóng lớn, nhím biển dẹt sử dụng nhiều cơ chế khác nhau để tránh bị đẩy vào bờ, như đứng yên, vùi mình xuống đáy biển, hoặc nuốt cát để tự đè cơ thể xuống. Tuy nhiên, không ai biết chính xác điều gì đã gây ra sự cố mắc cạn hàng loạt ở bang Oregon.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Đăng ngày: 10/02/2025
Những điều thú vị về con sam biển

Những điều thú vị về con sam biển

So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Đăng ngày: 08/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Đăng ngày: 31/01/2025
Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?

Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?

Loài cá vẹt được bày bán tại một số chợ vùng biển. Gần đây, các diễn đàn, cộng đồng mạng kêu gọi không nên ăn cá này vì nhiều lý do đặc biệt.

Đăng ngày: 24/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News