Nhìn tương lai của chúng ta thông qua 6 "thây ma'' thiên hà mà NASA vừa chụp được

6 thiên hà ''chết yểu'' của vũ trụ sơ khai có thể cho chúng ta cái nhìn căn bản để mường tượng về ''ngày tận thế'' của Milky Way - Ngân Hà.

Khám phá được thực hiện bởi kính viễn vọng không gian Hubble của NASA, sau đó quan sát thêm bằng siêu kính viễn vọng ALMA đặt tại sa mạc Atamaca của Chile. Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi phó giáo sư Kate Whitaker từ Đại học Massachusetts đã phân tích dữ liệu và nhận thấy 6 thiên hà nói trên đã chết khi khí hydro lạnh của nó bị cạn kiệt.


Các thiên hà ''thây ma'' vẫn tiếp tục tiến hóa sau cái chết - (Ảnh: Hubble/NASA).

Đó có thể là cách mà các thiên hà khác trong vũ trụ kết thúc ''cuộc đời'', nhưng riêng 6 thiên hà này đã ''chết yểu'' chỉ sau gần 3 tỉ năm, nhờ đó giúp các nhà thiên văn có thể hiểu rõ hơn về cách một thiên hà chết đi. Riêng nguyên nhân nó bị cạn kiệt khí và chết yểu lại là một câu đố khoa học thú vị khác.

Theo NASA, 6 thiên hà nói trên mang tên MRG-M0138, MRG-M2129 (2 ảnh dưới), MRG-M0150, MRG-M0454 và MRG-M1423, thuộc về nhóm những thiên hà đầu tiên được sinh ra trong vũ trụ sơ khai. Nhưng gần 11 tỉ năm trước, nó đã cạn kiệt khí và chấm dứt giai đoạn hình thành sao ngay giữa giai đoạn hầu hết các thiên hà khác đều còn "thanh xuân'' và khắp vũ trụ đang là giai đoạn hình thành sao cuồng nhiệt.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature đưa đến 2 giả thuyết chính cho sự chết yểu.

  • Một là, lỗ đen siêu khối ở trung tâm các thiên hà nói trên đã hoạt động quá mức, dẫn đến việc đốt nóng tất cả các khí lạnh. Như thế, các thiên hà không hoàn toàn chết mà đang trong trạng thái "thây ma'' vì nó vẫn còn khí, còn sống theo một nghĩa nào đó, nhưng khí không đủ lạnh để nó hoạt động bình thường.
  • Hai là, 6 thiên hà này thực ra là những phần còn lại sau một vụ va chạm thiên hà: một thiên hà mạnh mẽ hơn đã cướp đi ít nhiều vật chất của nó rồi tống đi phần còn lại. Những gì còn lại mãi không đủ cho một cuộc bồi tụ thiên hà mới.

Một số trong số các thiên hà này được phát hiện vẫn nuốt các thiên hà khác và bắt đầu hình thành sao một cách yếu ớt, nhưng không đủ duy trì dài lâu và không khiến nó sống lại. Tuy không có sự hình thành sao, các thiên hà này vẫn tiến hóa và phát triển dưới dạng những ''thây ma vũ trụ".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News