Nhờ một người phụ nữ, thế giới biết đến nguy cơ tinh trùng giảm

Trải qua hai thập kỷ khó khăn và liên tục bị chống đối, nhà khoa học nữ nhỏ bé Shanna Swan vẫn kiên trì báo động tình trạng suy giảm tinh trùng ở đàn ông trên thế giới.

Vào một đêm mưa ở Copenhagen năm 2022, nhà khoa học nữ 87 tuổi, vóc dáng nhỏ bé mặc quần jean, đi bốt và áo sơ mi giản dị có mặt tại sân khấu ở Koncerthuset.

Đó là nhà khoa học Shanna Swan. Bà được Science & Cocktails, một tổ chức phi lợi nhuận của Đan Mạch, mời đến nói chuyện với công chúng.

Bài diễn thuyết thu hút công chúng mê nhạc rock

Nhờ một người phụ nữ, thế giới biết đến nguy cơ tinh trùng giảm
Nhà khoa học Shanna Swan - (Ảnh: ROGER MEISSEN / GUARDIAN).

Nhiều khán giả trẻ đến với buổi diễn thuyết với tâm trạng thích nghe nhạc rock hơn diễn thuyết khoa học và chỉ chờ đợi xem mặt bà - người dám chiến đấu không mệt mỏi với không ít tên tuổi khoa học lừng lẫy và các đại gia trong ngành sản xuất hóa chất toàn cầu, cũng như ngành công nghiệp nhựa.

Có vẻ các khán giả trẻ sẵn sàng bỏ về giữa chừng.

Shanna Swan, nhà dịch tễ học tốt nghiệp trường Berkeley, chậm rãi: "Tôi xin kể với các bạn về một bí ẩn: Từ cuối những năm 1930, số lượng tinh trùng ở nam giới bắt đầu một quá trình liên tục suy giảm".

Bà dẫn dắt khán giả từ những nghiên cứu mà bà đã dành cả đời về tác động của các hóa chất “gây rối loạn nội tiết” (EDC), có thể can thiệp vào các hormone tự nhiên của cơ thể.

Chúng bao gồm thuốc trừ sâu, bisphenol làm cứng nhựa để có thể sử dụng trong hộp đựng thực phẩm và bình sữa trẻ em, và phthalate làm mềm nhựa để sử dụng trong bao bì và các sản phẩm như vòi tưới vườn.

Gần đây, dấu vết của EDC đã được tìm thấy trong sữa mẹ, mô nhau thai, nước tiểu, máu và tinh dịch.

Trong ánh sáng chói lóa của ánh đèn sân khấu màu cam, bà Swan kết luận: "Những sản phẩm tưởng vô hại trong tủ bếp, tủ phòng tắm hoặc nhà kho trong vườn của bạn có thể làm giảm số lượng tinh trùng.

Chúng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản của những đứa con chưa sinh của bạn. Chúng có thể phá vỡ chức năng tuyến giáp, gây ung thư và béo phì".

Shanna Swan đã thật sự thu hút công chúng trẻ yêu nhạc rock. Không một ai bỏ về cả.

"Kẻ gây rối loạn nội tiết"

Nhưng ít ai biết bà Swan đã trải qua hai thập kỷ khó khăn và liên tục bị chống đối trong và ngoài giới khoa học.

Phản kháng mạnh mẽ nhất đến từ ngành công nghiệp hóa chất, ngành sẽ chịu tác động tài chính lớn nếu có những quy định chặt chẽ hơn.

Từ những năm 1990 trở đi, họ đã tranh thủ các nhà khoa học và một loạt bài báo nghi ngờ về những phát hiện của Swan và các đồng nghiệp của bà.

Swan là một trong những nhà khoa học bị JunkScience.com, một trang web do Steve Milloy - một người phủ nhận biến đổi khí hậu và ủng hộ ngành công nghiệp thuốc lá chủ biên, chế giễu bà là “kẻ gây rối loạn nội tiết”.

Một nghiên cứu công bố năm 2021 của một số nhà khoa học thuộc Đại học Havard còn cho rằng công việc của Swan và các đồng nghiệp có màu sắc phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính.

Thậm chí một đêm nọ, sau khi mài giũa lý lẽ của mình cho vụ kiện chống một công ty hóa chất, bà đã ném một số ghi chú của mình vào sọt rác của khách sạn.

Ngày hôm sau, khi đang trò chuyện với cố vấn của một công ty dược phẩm, bà nhìn thấy những mảnh giấy ghi chú đó trước mặt anh ta. Bà nhớ lại, với một chút hài hước, khi biết nhóm pháp lý đối lập gọi bà là “con đ.ĩ đến từ California”.

Mãi đến tháng 4 vừa qua, các bộ trưởng khí hậu, năng lượng và môi trường G7 mới chấp nhận ban hành một thông cáo cam kết “tích cực ngăn ngừa ô nhiễm hóa chất, hoặc  giảm thiểu các rủi ro của các sản phẩm nhựa liên quan đến việc giải phóng các hóa chất gây rối loạn nội tiết”.

Theo báo Guardian, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Human Reproductive Update cho thấy trên toàn cầu, mật độ tinh trùng trung bình ở nam giới đã giảm từ 101,2 triệu/ml xuống còn 49 triệu/ml trong khoảng thời gian từ năm 1973 - 2018. Ước tính tổng số lượng tinh trùng giảm 62,3% trong cùng thời kỳ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lý do Ấn Độ loại bỏ Thuyết tiến hóa Darwin ra khỏi sách giáo khoa

Lý do Ấn Độ loại bỏ Thuyết tiến hóa Darwin ra khỏi sách giáo khoa

Mới đây, chính phủ Ấn Độ đã quyết định gỡ bỏ các bài giảng liên quan đến Thuyết tiến hoá của nhà bác học Darwin ra khỏi SGK sử dụng trong các lớp 9,10 tại các trường công lập.

Đăng ngày: 27/06/2023
Nhà phát minh pin lithium-ion qua đời ở tuổi 100

Nhà phát minh pin lithium-ion qua đời ở tuổi 100

John Goodenough, học giả đoạt giải Nobel Hóa học năm 2019, nhờ đồng phát triển pin lithium-ion giúp cách mạng công nghệ sạc điện, mất hôm 25/6 tại Austin, Texas.

Đăng ngày: 27/06/2023
Bi kịch của cha đẻ ngành hóa học hiện đại, bị hành quyết vì lý do khó tin

Bi kịch của cha đẻ ngành hóa học hiện đại, bị hành quyết vì lý do khó tin

Bất chấp lời khẩn cầu được sống để tiếp tục đóng góp cho khoa học, Antoine Lavoisier bị hành quyết ở tuổi 50 chỉ vì ông là viên chức thuế.

Đăng ngày: 15/06/2023
Trở thành triệu phú đô la nhờ… súng phun nước

Trở thành triệu phú đô la nhờ… súng phun nước

Súng phun nước Super Soaker - món đồ chơi bán chạy nhất mọi thời đại - đã giúp người phát minh ra nó trở thành triệu phú đô la.

Đăng ngày: 02/06/2023
Cuộc đời hữu hạn của những thiên tài và những phát minh vô hạn

Cuộc đời hữu hạn của những thiên tài và những phát minh vô hạn

Nếu không vì bệnh tật hay tuổi già, Da Vinci hay Einstein đã có những công trình vượt trội hơn những gì họ từng để lại cho nhân loại.

Đăng ngày: 24/05/2023
Vì sao Typhoid Mary -

Vì sao Typhoid Mary - "Mary thương hàn" lại bị cách ly 23 năm?

Bị buộc phải cách ly trong 23 năm, câu chuyện của Mallon đặt ra câu hỏi về sức khỏe cộng đồng, quyền tự do cá nhân và khía cạnh đạo đức của việc ngăn chặn dịch bệnh.

Đăng ngày: 23/05/2023
Lý do một trong những nhà khoa học nữ vĩ đại nhất mọi thời đại trượt giải Nobel dù được đề cử tới 49 lần

Lý do một trong những nhà khoa học nữ vĩ đại nhất mọi thời đại trượt giải Nobel dù được đề cử tới 49 lần

Mặc dù phát hiện ra sự phân hạch hạt nhân, dẫn đến sự phát triển của bom nguyên tử và năng lượng hạt nhân, Lise Meitner đã bị trượt giải Nobel vì sự phân biệt giới tính và chủng tộc.

Đăng ngày: 21/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News