Nhóm nghiên cứu Hàn Quốc sử dụng thành công sóng siêu âm để sạc thiết bị điện tử từ xa

Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc vừa phát triển thành công công nghệ sạc không dây thông qua sóng siêu âm, ứng dụng được vào việc sạc máy tạo nhịp tim hay chip tự động đẩy thuốc vào cơ thể. Nhờ công nghệ sạc bằng sóng siêu âm, bệnh nhân sẽ không cần thường xuyên rút thiết bị ra khỏi cơ thể nữa.


Hình minh họa của nhóm nghiên cứu tới từ KIST.

Công nghệ sạc không dây mới đang được ứng dụng trong việc cấp năng lượng cho smartphone, smartwatch, v.v… do hiệu năng không cao và khoảng cách sạc ngắn.

Thông thường, một lớp đồng sẽ tạo ra trường điện từ, chuyển năng lượng tới cuộn dây cảm ứng có trong thiết bị vốn có khả năng biến trường điện từ thành dòng điện. Tuy nhiên, công nghệ sạc không dây này yêu cầu hai thiết bị phải có tiếp xúc.

Đại diện Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST) nói rằng nhóm nghiên cứu đã chọn được sóng siêu thanh thay cho sóng điện từ làm hệ thống chuyển giao năng lượng. Nhóm đã thiết kế riêng một thiết bị điện ma sát có thể truyền sóng siêu âm, để chuyển năng lượng thành điện năng.

Trong thử nghiệm dưới nước, nhóm nghiên cứu của KIST đã có thể chuyển số năng lượng 8 megawatt-giờ vào một thiết bị nằm cách nguồn điện 6 centimet. Hiệu năng thiết bị đạt 4%, đủ để thắp sáng khoảng 200 đèn LED hoặc cấp điện năng cho cảm biến truyền tải dữ liệu qua bluetooth.

Các chuyên gia KIST nhận định hiệu năng chuyển đổi năng lượng rất cao, khi hệ thống sạc không phát quá nhiều nhiệt trong quá trình thử nghiệm. Bên cạnh đó, kỹ thuật sạc không dây có thể tìm được “đất dụng võ” trong việc sạc thiết bị y tế gắn trong người. Sóng siêu âm cũng đã quen thuộc với ngành y tế suốt hàng trăm năm nay, từ soi nội tạng cho tới quan sát bào thai phát triển.

[Thử nghiệm] đã cho thấy thiết bị gắn trong người có thể vận hành với điện cung cấp bởi công nghệ sạc mới”, nhà nghiên cứu Song Huyn-cheol nói trong buổi họp báo mới diễn ra. Vị giáo sư nhận định khi hiệu năng và độ an toàn được cải thiện, kỹ thuật sạc có thể được ứng dụng trong y khoa và cả trong cảm biến thám hiểm lòng biển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới

Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới

Đường hầm gió siêu thanh (hoặc siêu tốc) được thiết kế để mô phỏng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến Mach 30 ở độ cao từ ở độ cao từ 40km đến 100km.

Đăng ngày: 30/06/2025
Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D

Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Đăng ngày: 22/06/2025
Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Đăng ngày: 15/06/2025
Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Đăng ngày: 13/06/2025
Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Đăng ngày: 25/05/2025
Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Đăng ngày: 26/04/2025
Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Đăng ngày: 12/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News