Nhựa đại dương phân hủy sinh ra các chất hóa học độc hại

Trong nghiên cứu đầu tiên xem xét điều gì sẽ xảy ra với hàng tỉ tấn rác nhựa trôi nổi trên đại dương qua nhiều năm, các nhà khoa học đã báo cáo rằng nhựa, loại vật liệu vốn được cho là rất bền vững, phân hủy với tốc độ đáng ngạc nhiên và thải ra các chất độc nguy hại vào nước biển.

Báo cáo trước hội nghị quốc gia của Hiệp hội Hóa học Hoa kỳ lần thứ 238, các nhà nghiên cứu đã miêu tả rằng đây là một phát hiện đáng ngạc nhiên. Trong quá khứ các nhà khoa học luôn tin rằng nhựa trên đại dương không chỉ gây mất mĩ quan, mà còn là một hiểm họa đối với những loài sinh vật biển tưởng nhầm nó là thức ăn hoặc bị mắc kẹt trong đó.

“Nhựa trong sử dụng hàng ngày nhìn chung vẫn được coi là ổn định,” tiến sĩ Katsuhiko Saido, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết. “Nhưng chúng tôi phát hiện ra rằng nhựa đại dương thực sự phân hủy khi nó tiếp xúc với mưa nắng và các tác nhân môi trường khác, làm tăng thêm nguy cơ ô nhiễm trong tương lai.”

Hàng năm có khoảng 150.000 tấn vụn nhựa, hầu hết dưới dạng Styrofoam, giạt vào bờ biển Nhật Bản, Saido nói. Ngày càng có nhiều rác hơn, chủ yếu là rác nhựa, trôi nổi hoặc chìm xuống lòng đại dương. “Băng Rác Khổng lồ Thái Bình Dương” nằm giữa California và Hawaii có kích thước bằng hai lần bang Texas và bao gồm chủ yếu các vật nhựa hỏng.

 

Nhựa đại dương phân hủy sinh ra các chất hóa học độc hại
Một cậu bé ở Nhật chỉ vào mảnh nhựa vụn đến từ đại dương. (Ảnh: Katsuhiko Saido)

Saido, nhà hóa học đến từ trường đại học Nihon, Chiba, Nhật Bản, cho biết nhóm của ông đã phát hiện ra rằng khi nhựa phân hủy nó thải ra các chất độc hại bisphenol nhóm A (BPA) và oligome PS, khiến cho tình trạng ô nhiễm trong nước biển càng thêm trầm trọng. Nhựa thường không tan ra trong cơ thể sau khi động vật nuốt vào. Tuy nhiên, các chất sinh ra từ nhựa phân hủy được cơ thể hấp thụ và gây ra nhiều tác hại xấu. BPA và oligome PS là những mối quan tâm lớn do chúng có thể phá vỡ hoạt động của các hormone trong cơ thể động vật và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh sản.

Một số nghiên cứu tiến hành trước đây cũng đã chỉ ra rằng tiếp xúc với lượng nhỏ BPA sinh ra từ các loại thùng, chai nhựa có thể gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Saido đã thuật lại một phương pháp mới mô tả sự phân hủy của các sản phẩm nhựa ở nhiệt độ thấp, ví dụ như trong lòng đại dương chẳng hạn. Quá trình này liên quan tới lập mô hình phân hủy nhựa ở nhiệt độ phòng, loại bỏ nhiệt khỏi nhựa và sau đó sử dụng một chất lỏng để chiết xuất BPA và oligome PS. Thông thường, nhựa Styrofoam bị chia nhỏ thành các mảnh vụn trong đại dương. Nhưng khi nhóm nghiên cứu làm phân hủy nhựa này, họ phát hiện ra ba hợp chất mới không có trong tự nhiên đã hình thành. Đó là styrene mono (SM), styrene di(SD) and styrene tri (ST). SM được biết là chất gây ung thư, còn SD và ST cũng đang bị nghi ngờ có tác hại tương tự. BPA và PS không được tìm thấy trong tự nhiên, chúng được tạo ra thông qua quá trình phân hủy của nhựa. ST sinh ra SM và SD khi phân hủy vì nhiệt, do đó ST cũng là một mối đe dọa đối với các sinh vật sống.

Kinh phí cho chương trình nghiên cứu của nhóm Saido được cấp bở trường đại học Nihon.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển mang đủ hình thù kỳ quái, màu sắc sặc sỡ khiến nhiều người cho rằng chúng chính là bằng chứng về các sinh vật ngoài hành tinh đang hiện diện trên Trái đất.

Đăng ngày: 26/05/2019
Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Theo Fox News, một nhóm các ngư dân ở thành phố Everglades, bang Florida, Mỹ, có cơ hội chứng kiến con mú tặng 2 tạ ăn thịt cá mập trong chớp nhoáng.

Đăng ngày: 20/07/2018
Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Các vùng biển nhiệt đới từ lâu đã nổi tiếng với cảnh quan đẹp tuyệt vời với bãi cát trắng sáng và làn nước biển trong lành mát rượi.

Đăng ngày: 20/07/2018
Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Một người lướt sóng đã phải cảnh báo về sự hiện diện của cá mập, khuyên những người khác không nên xuống nước.

Đăng ngày: 18/07/2018
Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Ước tính hàng năm, trong mỗi đợt di cư sẽ có khoảng 70 ngàn con cá voi chết đi. Nhưng sau đó, thịt, mỡ và xương của chúng chính là nguồn sống cho nhiều loài sinh vật khác.

Đăng ngày: 17/07/2018
Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Vũ Long - người thành lập Mạng lưới thú biển Việt Nam, chia sẻ 6 bước cần thiết để sơ cấp cứu cá heo một cách khoa học, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và con vật.

Đăng ngày: 17/07/2018
Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Tàu Okeanos Explorer của NOAA (cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ) vừa kết thúc nhiệm vụ thám hiểm những khu vực biển ít được nghiên cứu tại khu vực Đông Nam nước Mỹ.

Đăng ngày: 16/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News