Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Kim tinh được xem là hành tinh nóng nhất Hệ Mặt trời. Với khí hậu khắc nghiệt, khám phá của con người về hành tinh này còn khá ít.

Trong khi các tàu vũ trụ ngày càng gửi nhiều ảnh từ Hỏa tinh, ảnh chụp bề mặt Kim tinh với chất lượng cao rất giới hạn.

Trên thực tế, những bức ảnh đẹp nhất của bề mặt Kim tinh được chụp vào đầu thập niên 1980 bởi các tàu thăm dò của Liên Xô. Trong ngành công nghiệp khai phá vũ trụ, 4 thập kỷ là khoảng thời gian dài.


Bề mặt Kim tinh do tàu Venera 14 chụp ngày 5/3/1982, được xử lý bởi Donald Mitchell và Jason Major tô màu. (Ảnh: PetaPixel).

Khắc tinh của tàu vũ trụ

Kim tinh cách Trái đất khoảng 200 triệu km, xa hơn 19 triệu km so với khoảng cách từ Trái đất đến Hỏa tinh.

Bên cạnh khí hậu khắc nghiệt, Kim tinh còn thu hút sự chú ý do kích thước gần bằng Trái đất, cùng được tạo bởi đất đá. Do đó, nhiều người còn gọi Kim tinh là "hành tinh chị em" của Trái đất.


Bức ảnh bề mặt Kim tinh chụp bởi tàu thăm dò Venera 9 và Venera 10 của Liên Xô. (Ảnh: Russian Academy of Sciences).

Con người đã có những sứ mệnh khám phá Kim tinh nhưng đa phần kết thúc thất bại. Trong 9 sứ mệnh đầu tiên, chỉ có chuyến bay vào năm 1962, dùng tàu thăm dò Mariner 2 của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thành công.

Thời điểm đó, Mariner 2 bay cách bề mặt Kim tinh khoảng 32.000km để khảo sát những thông số cơ bản.

Lần đầu tiên một tàu vũ trụ đáp xuống bề mặt Kim tinh vào năm 1966, khi tàu thăm dò Venera 3 của Liên Xô đâm xuống bề mặt hành tinh sau nhiều ngày mất liên lạc.

Đến năm 1970, tàu vũ trụ Venera 7 lần đầu hạ cánh suôn sẻ xuống bề mặt Kim tinh và tiếp tục truyền dữ liệu về Trái đất. 2 năm sau, Liên Xô tiếp tục cho tàu Venera 8 đáp xuống Kim tinh.


Hình ảnh Kim tinh chụp bởi tàu vũ trụ Mariner 10 của NASA vào năm 1974 (trái) và ảnh qua xử lý (phải). (Ảnh: NASA).

Năm 1975, tàu Venera 9 cũng làm được điều tương tự. Theo PetaPixel, Liên Xô gửi thêm 9 tàu vũ trụ đến Hỏa tinh, chiếc cuối cùng là Vega 2 hạ cánh năm 1984.

NASA từng có các sứ mệnh khám phá Kim tinh, ví dụ như Pioneer Venus 2 vào năm 1978 để khảo sát khí quyển. Cho đến nay, cơ quan này chưa có tàu vũ trụ hạ cánh thành công xuống bề mặt Kim tinh.

Bầu khí quyển khắc nghiệt

Trên The Planetary Society, những bức ảnh rõ nhất trên bề mặt Kim tinh được chụp vào đầu thập niên 1980 bởi các tàu vũ trụ Venera 9, Venera 10, Venera 13 và Venera 14.

Ngoài ảnh đen trắng và tô màu, còn có những bức hình đã qua xử lý với đường chân trời thẳng, do cộng đồng đam mê nghiên cứu không gian đóng góp.


Những bức ảnh chụp bởi tàu thăm dò Venera 13. (Ảnh: Russian Academy of Sciences).

Sức nóng và áp suất khí quyển tạo nên khí hậu khắc nghiệt của Kim tinh, nhiệt độ bề mặt dao động từ 437 đến 482 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ trung bình của bề mặt Hỏa tinh là -63 độ C, dễ dàng hơn với các kỹ sư thiết kế tàu vũ trụ.

Áp suất khí quyển trên Kim tinh gấp 75 lần Trái đất. Do đó nếu không cháy rụi, tàu vũ trụ cũng sẽ bị nghiền nát. Venera 13 là tàu thăm dò giữ kỷ lục tồn tại lâu nhất trên bề mặt Kim tinh với 127 phút.

Khí quyển dày đặc của Kim tinh khiến con người không thể quan sát bề mặt từ không gian, ít nhất trong vùng quang phổ khả kiến. Do đó, cách duy nhất để nhìn thấy bề mặt Kim tinh là hạ cánh xuống mặt đất.


Những bức ảnh chụp bởi tàu thăm dò Venera 14. (Ảnh: Russian Academy of Sciences).

Dù chưa có tàu đáp xuống Kim tinh, Mariner 2 của NASA là tàu vũ trụ đầu tiên bay ngang một hành tinh ngoài Trái đất.

Với thời gian khảo sát 42 phút, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều chi tiết về Kim tinh, bao gồm bầu khí quyển cực nóng.

NASA đang phát triển DAVINCI, tàu vũ trụ dự kiến tiếp cận khí quyển Kim tinh vào năm 2031, với 2 nhiệm vụ tiếp nối sau đó ít năm. DAVINCI sẽ tập trung khảo sát khí quyển và bề mặt của hành tinh.

Đến thời điểm đó, vẫn còn chặng đường dài trước khi con người được chiêm ngưỡng thêm những hình ảnh rõ nét trên bề mặt Kim tinh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
NASA/ESA chụp được

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 02/04/2025
Ảnh sốc từ NASA/ESA:

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.

Đăng ngày: 01/04/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News