Những cách dùng lưỡi độc đáo của động vật

Lưỡi của chim gõ kiến xanh dài gấp 5 lần chiều dài đầu của nó, đến mức phải cuộn tròn lại bên trong miệng khi co vào. Do chiếc lưỡi dày này được hình thành bởi những cơ rất mạnh nên khó có con côn trùng nào thoát được cho dù trốn sâu trong thân cây...

  • Phát hiện loài rùa thở bằng lưỡi
  • Tại sao lưỡi rắn lại phân nhánh?
  • Loài động vật có lưỡi dài nhất hành tinh

Những chiếc lưỡi kỳ lạ nhất của thế giới tự nhiên

Nổi tiếng trong lĩnh vực săn mồi bằng lưỡi là tắc kè hoa. Nhanh tựa tia chớp, nhờ một động tác trải ra cực mạnh, nó vụt le chiếc lưỡi dài lấm tấm hình những viên bi tròn có thể dán cứng con mồi như giấy bẫy ruồi, muỗi. Và khi nó rụt lại thì con mồi đã nằm gọn trong miệng.

Những cách dùng lưỡi độc đáo của động vật
Hình ảnh một con tắc kè hoa phóng lưỡi bắt 1 con châu chấu tại khu bảo tồn gần Công viên quốc gia Andasibe – Mantadia ở Madagasca. (Ảnh: Paul Souders,Corbis)

Nhưng tắc kè hoa không phải là loài duy nhất được tạo hoá ban cho một hệ thống bắt mồi bằng lưỡi cực kỳ hoàn hảo. Tương tự như thế, lưỡi của loài nhái cũng chứa một chất lỏng dính như keo khiến con mồi hết hy vọng chạy thoát.

Còn tamanoir, con vật 4 chân chuyên ăn mối có chiếc lưỡi dài đến 60 cm trong một cơ thể chỉ có chiều dài 1,5 mét. Điều kỳ diệu là chiếc lưỡi này - được bao bọc bởi những chiếc gai cực nhỏ nghiêng về phía sau và được bôi trơn bởi một chất nhầy tựa như keo dán - có thể phóng vào tổ mối và rụt lại đến 150 lần/phút để bắt đến 30.000 con mối mỗi ngày.

Những cách dùng lưỡi độc đáo của động vậtMột con thú ăn kiến khổng lồ với lưỡi thè dài- (Ảnh: Minden Pictures, Corbis)

Trong khi đó chiếc lưỡi của loài gấu Mã Lai lại có thể co dãn theo chiều dài nhằm giúp chúng liếm mật hay các con nhộng bên trong những bọng cây hay vách đá. Tương tự gấu Mã Lai, lưỡi của hươu cao cổ có thể rụt lại rồi phóng dài thêm 40 cm để vươn tới những ngọn cây cao hoặc luồn qua những chiếc gai nhọn của cây acacia để tước những chiếc lá non. Ngoài ra, lưỡi cũng dễ dàng chuyển thành màu tím hay đen để chống chọi với ánh nắng mặt trời gay gắt ở châu Phi trước khi được lè ra.

Những cách dùng lưỡi độc đáo của động vật

Lưỡi của loài vật còn có thể trở thành một chiếc hộp đựng đầy dụng cụ săn bắt mồi. Chẳng hạn như lưỡi của loài chuột túi chuyên ăn mật ở Australia khi rụt lại sẽ biến thành một chiếc lọ để ăn bụi phấn và nhuỵ hoa. Còn chiếc lưỡi đầy gai nhọn của loài chim cánh cụt hoàng đế có thể giúp chúng giữ chặt con mồi dưới biển sâu.

Đôi khi lưỡi của một số loài vật lại có... răng. Chiếc lưỡi nhám đầy răng nhỏ li ti của loài cá pantodon hay arapaima ở vùng Amazone có chức năng vừa bắt và xé xác con mồi. Ở một số loài khác, cơ quan này giúp chúng uống nước khi rụt lại. Tắc kè gecko có chân hình chân vịt sống trên sa mạc Namib có thể phóng chiếc lưỡi dài để liếm những giọt sương đêm còn đọng trên mắt chúng. Ở những loài tắc kè gecko khác, lưỡi còn giúp chúng lau chùi những con mắt không mí được bao bọc bởi một lớp vảy trong suốt luôn bị dơ bẩn.

Nếu như lưỡi của một số loài vật có chức năng chăm sóc và bảo vệ cơ thể thì ở một số loài vật khác cơ quan này lại trở thành cái bẫy để đánh lừa và giúp chúng săn bắt mồi. Hãy kể đến chiếc lưỡi diệu kỳ của loài rùa ăn thịt nước ngọt lớn nhất thế giới. Nằm im một chỗ dưới đáy ao, hồ, loài rùa này thu hút sự quan tâm của cá nhờ chiếc lưỡi uốn cong lóng lánh nổi lưng chừng mặt nước như hình con sâu. Bị thu hút bởi con sâu giả này, các loài cá khác vội lao đến đớp mồi mà không ngờ đã rơi vào chiếc bẫy giăng sẵn. Thế là khi rùa rụt lưỡi thì con cá cũng rơi vào miệng chúng.

Những cách dùng lưỡi độc đáo của động vật

Không thể không kể đến tác dụng quạt mát của lưỡi ở loài chó khi nó liếm xoành xoạch quanh miệng. Với loài cá sấu, lưỡi lại có chức năng làm kẹp mũi. Khi con vật lặn xuống, chiếc lưỡi của nó biến thành một chiếc nút khổng lồ để chặn nước không tràn vào đường hô hấp giúp nó không chết chìm.

Ở một số loài vật khác, lưỡi có chức năng nhận biết. Loài nhuyễn thể có tên gọi chiton chuyên bám vào các hố đá mỗi khi thuỷ triều xuống thì dùng lưỡi để di chuyển theo từ trường trái đất, nhờ chất oxit sắt magnetit bao bọc quanh cái lưỡi này. Các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Brigitte Frybourg của Pháp đang tìm hiểu chức năng định vị qua lưỡi của chúng. Họ hy vọng có thể ứng dụng vào việc giúp người mù nhận biết phương hướng nhờ gài một con bọ điện tử vào lưỡi. Còn các nhà quân sự học Mỹ lại nghiên cứu chức năng nhận biết mùi qua lưỡi của loài ong để sử dụng chúng vào việc rà mìn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Rắn là chuyên gia đột nhập vào hang hẹp, nơi cầy mangut giấu con non. Khi linh do thám phát hiện có rắn chúng sẽ cất tiếng kêu cảnh báo. Cả bầy kéo tới nghênh chiến kẻ thù.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News