Phát hiện loài rùa thở bằng lưỡi

Các nhà khoa học thuộc ĐH Vienna, Áo vừa phát hiện ra một khả năng đặc biệt của loài rùa xạ hương Bắc Mỹ, đó là khả năng thở bằng lưỡi, cho phép chúng sống hàng tháng dưới nước.

Nhà nghiên cứu Egon Heiss và đồng nghiệp từ khoa Sinh học lý thuyết đã sử dụng máy quay tốc độc cao để ghi hình quá trình kiếm ăn của loài rùa xạ hương. Đây là là loài bò sát sống chủ yếu ở khu vực từ phía Đông nước Mỹ và phía Nam Canada, tại các hồ và sông nước ngọt.

Qua đó, họ đã khám phá ra, hầu hết những con rùa trưởng thành đều dành phần lớn thời gian trong đời sống ở dưới nước, chỉ vài con rùa non thỉnh thoảng lên đất liền để kiếm thức ăn.

Họ quan sát thấy lũ rùa thể gặm thức ăn trên cạn bằng bộ hàm của mình, nhưng cái lưỡi tỏ ra rất lúng túng khi nhào trộn thức ăn. Thậm chí, chúng luôn làm rơi thức ăn kiếm được dù rất cố gắng. Cách duy nhất chúng có thể ăn được là thả vào nước.

Loài rùa xạ hương có thể thở bằng lưỡi nhờ các gai thịt hô hấp.

Điều này đặt ra những băn khoăn cho các nhà khoa học. Họ đã nghiên cứu cấu tạo lưỡi của rùa bằng phương pháp hiển vi điện từ và hiển vi quang học để tìm hiểu tại sao.

Điều khiến họ ngạc nhiên là chiếc lưỡi rất yếu và phát triển nghèo nàn, nhưng được phủ bằng những nốt gai thịt dày đặc. Bằng nhiều cuộc kiểm tra, các nhà nghiên cứu đã phát hiện, lưỡi rùa đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi khí. Khi nó ở dưới nước, lưỡi sẽ làm nhiệm vụ lấy oxy từ nước.

Hiện tại, đa số các loài rùa nước ngọt đều phải ngoi lên mặt nước để thở, trong khi một số loài thở được dưới nước qua da hay qua các khoang ở phần rìa thân gọi là túi huyết.

Từ trước đến nay, loài rùa xạ hương vẫn làm đau đầu các nhà khoa học vì chúng có thể ở dưới nước lâu, dù có lớp da quá dầy để có thể hô hấp và không có các túi huyết. Chúng cũng không phải liên tục ngoi lên mặt nước để thở.

Ông Heiss: "Chúng tôi biết chắc, chúng phải có một cơ quan hô hấp dưới nước. Cuối cùng, chúng tôi đã phát hiện ra điều cần biết một cách tình cờ".

Một vài loài rùa mai mềm khác cũng có những gai thịt hô hấp ở trên lưỡi, nhưng sống ở khu vực khác ngoài châu Âu.

Cấu trúc lưỡi tương tự nhau của rùa xạ hương và rùa mai mềm gợi ý về một tổ tiên chung của hai nhóm này. Nhờ đó, chúng thừa hưởng lợi thế khi sống trong môi trường nước. 

Nguồn: Physorg

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Đăng ngày: 15/02/2025
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 15/02/2025
Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.

Đăng ngày: 15/02/2025
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Đăng ngày: 10/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News