Những cách khử trùng quần áo tại nhà để phòng dịch bệnh
Sấy quần áo với nhiệt độ cao, sử dụng một số loại hoá chất như phenolic, muối amoni hay các chất khử trùng có chứa chlorine là những cách đơn giản giúp tiêu diệt virus gây bệnh.
- 1. Khử trùng vật lý: Nếu bạn vừa từ bệnh viện trở về hoặc tiếp xúc với người có triệu chứng nhiễm virus thì việc khử trùng quần áo là cần thiết. Nếu quần áo làm từ nguyên liệu chịu được nhiệt cao, bạn có thể để chúng ở nhiệt độ 56 độ C trong vòng 30 phút hoặc điều chỉnh nhiệt độ máy sấy trên 80 độ C và sấy trong vòng 20 phút.
Nếu quần áo làm từ nguyên liệu chịu được nhiệt cao, bạn có thể để chúng ở nhiệt độ 56 độ C trong vòng 30 phút.
- 2. Khử trùng bằng hoá chất: Nếu quần áo chịu nhiệt kém bạn có thể khử trùng bằng việc sử dụng hoá chất. Các loại khử trùng bằng hoá chất phổ biến bao gồm phenolic, muối amoni bậc 4 hay các chất khử trùng có chứa chlorine. Nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- 3. Sử dụng nước tẩy quần áo thông thường: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tẩy với thương hiệu, công dụng và mùi hương khác nhau để bạn có thể lựa chọn. Nhiều người thường sử dụng nước tẩy quần áo với mong muốn sẽ tẩy đi bớt các vết ố, vết lem màu trên trang phục, song nước tẩy còn có thể giúp sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm mốc gây bệnh bám trên quần áo. Đây là biện pháp sát khuẩn quần áo phổ biến được nhiều người ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên nếu nước tẩy tiếp xúc quá nhiều và quá lâu với da tay thì có thể gây nên tình trạng khô da, tổn thương da.
- 4. Dung dịch nước sát khuẩn bằng hàn the: Hàn the hay còn được gọi với cái tên là broax, nó có thể loại bỏ được vi khuẩn, virus, nấm mốc bám trên quần áo. Bạn chỉ cần cho nửa cốc hàn the vào nước nóng, sau đó hòa tan hoàn toàn và đổ vào quần áp bị nhiễm khuẩn cần được sát trùng. Với cách làm này thì quần áo của bạn sẽ diệt sạch vi khuẩn, vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.
- 5. Dùng giấm để sát khuẩn quần áo: Có khá nhiều người sử dụng giấm để sát khuẩn, diệt khuẩn trên quần áo, việc sử dụng giấm có thể giúp tiêu diệt đến 82% các loại vi khuẩn, virus, nấm mốc gây ra bệnh ở người. Với phương thức sát khuẩn này bạn có thể thực hiện bằng cách cho một cốc giấm trắng vào quần áo bị nấm mốc vào máy giặt hoặc thêm vào cùng với bột giặt khi giặt quần áo, nó sẽ giúp diệt khuẩn hiệu quả và không làm hư hỏng quần áo.
Nước cốt chanh chứa vitamin C và thành phần axit, có khả năng diệt vi khuẩn, virus.
6. Dung dịch nước cốt chanh sát khuẩn quần áo: Nước cốt chanh chứa vitamin C và thành phần axit, những thành phần này đều có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm mốc bám trên quần áo. Bạn chỉ cần lấy một ít nước cốt chanh cho vào vết mốc trên quần áo hoặc pha loãng với nước để giặt quần áo. Bạn cũng có thể cho thêm một ít muối để tăng thêm hiệu quả diệt khuẩn tốt nhất. Quần áo tiếp xúc với khá nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, virus nấm mốc gây bệnh do vậy cần phải được sát khuẩn sạch sẽ, nhất là khi bạn mới ở những nơi tập trung đông người, đến những nơi dịch bệnh.

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc
Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Những loại rau, trái cây kỵ nhau không nên ăn chung
Bạn không nên ăn kèm chuối với dưa hấu, đu đủ và chanh, dưa chuột cùng cà chua, cà rốt kết hợp cam...
