Những cơn ác mộng đến từ đâu?
Ác mộng xảy ra khi hoạt động vùng não trái và não phải bị mất cân bằng, dẫn đến cảm xúc thay đổi trong khi ngủ.
Các nhà khoa học nghiên cứu bộ não của chúng ta khi ngủ và họ tìm thấy sự mất cân bằng giữa hai vùng não trái và não phải. Hoạt động ở não trái cao hơn sẽ dẫn đến những cơn ác mộng khi ngủ.
Phát hiện này được thử nghiệm trên 17 tình nguyện viên, trong đó có 7 nam và 10 nữ, tất cả đều được quét não trước, trong và sau khi ngủ. Sau đó, họ dành hai đêm trong phòng thí nghiệm về giấc ngủ, các nhà nghiên cứu sẽ ghi lại điện não đồ (hoặc EEG) về hoạt động não của họ trong thời gian ngắn trước, trong và sau khi ngủ, để xem xét cách bộ não điều chỉnh cảm xúc thế nào khi chúng ta mơ vào ban đêm.
Ác mộng thường xuất hiện khi giấc ngủ của chúng ta trải qua giai đoạn REM (ngủ say).
Kết quả cho thấy, các cá nhân có hoạt động não dải alpha chênh lệch, bên trái lớn hơn bên phải, trải qua nhiều cơn ác mộng trong khi ngủ hơn.
Các chuyên gia còn phát hiện ra rằng, ác mộng thường xuất hiện khi giấc ngủ của chúng ta trải qua giai đoạn REM (ngủ say). Chu kỳ này đặc trưng bởi chuyển động mắt sẽ nhanh hơn, mạch thở nhanh hơn, ngủ sâu hơn khiến hoạt động não chênh lệch nhiều hơn ở hai vùng. Khi các giai đoạn REM càng kéo dài, chúng ta thường có xu hướng trải nghiệm ác mộng trong khoảng thời gian rạng sáng.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đánh thức những người tham gia, yêu cầu họ mô tả giấc mơ của họ và chia sẻ cảm xúc mà họ trải qua. Từ đó có thể phát hiện mô hình hoạt động não, dự đoán cách mọi người kiểm soát cảm xúc của mình.
Người từng trải qua biến cố hoặc sự kiện ám ảnh, gây sang chấn tâm lý như tai nạn thảm khốc hoặc bị tấn công, sẽ dễ có nguy cơ gặp phải những cơn ác mộng hơn. Khi đó, con người hồi tưởng lại những hình ảnh đáng sợ đó một cách vô thức. Những rối loạn căng thẳng sau sang chấn (Post Traumatic Stress Disorder - PTSD) khiến cho người bệnh thường xuyên gặp biến cố gây sang chấn một cách lặp đi lặp lại trong những giấc mơ.
Các cơn ác mộng cũng được kích hoạt bởi tác nhân tâm lý. Những người hay lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ thường dễ gặp ác mộng hơn so với người bình thường. Khi đó, vùng não trái sẽ được kích hoạt nhiều hơn vùng não phải, khiến ác mộng xuất hiện
Hiểu được điều này, các nhà khoa học sẽ tìm ra cách cân bằng hoạt động của hai vùng não, để giảm thiểu cơn ác mộng. Những phát hiện đầy đủ của nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí JNeurosci.

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết
Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc
Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền
Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.
