Những đặc điểm chung của người sống trường thọ không phải ai cũng biết
Người sống lâu ăn nhiều rau tươi, ngủ trưa mỗi ngày, thường xuyên tương tác với người khác.
Top 8 đặc điểm chung của những người sống lâu
1. Ăn rau tươi mỗi ngày
Bạn nên đảm bảo mỗi ngày tiêu thụ không dưới 300 gr rau tươi, đặc biệt là các loại rau sẫm màu. Rau rất giàu khoáng chất, bao gồm kali, magiê, canxi, sắt, caroten, vitamin C, vitamin B1, B2... và là nguồn cung cấp khoáng chất, các nguyên tố vi lượng khác nhau cho cơ thể. Do đó, rau giúp duy trì sức khỏe và cải thiện khả năng miễn dịch.
Rau giúp duy trì sức khỏe và cải thiện khả năng miễn dịch. (Ảnh: Aboluowang).
Đồng thời, rau giàu chất xơ, có thể đẩy nhanh quá trình chuyển hóa glucose và lipid, giữ cho lượng đường trong máu, mỡ máu và huyết áp ổn định. Rau cải thiện chức năng đường ruột, giúp bạn không bị táo bón.
2. Ngủ trưa mỗi ngày
Ngủ trưa trong ngày giúp não bộ và thể lực được sửa chữa theo thời gian. Nó cũng cho bạn tạm thời gác lại công việc và giải tỏa căng thẳng, giúp não bộ trở lại trạng thái tập trung hơn. Nhưng thời gian ngủ trưa không nên quá dài.
3. Đi bộ
Đi bộ ít rủi ro, tiện lợi, có lợi cho sức khỏe, giúp bạn giảm cân. Bạn chỉ cần mang một đôi giày thể thao nhẹ nhàng, mỗi sáng và tối đi ra ngoài vài vòng. Bạn di chuyển hai chân đều đặn về phía trước và vung tay, điều này rất tốt cho tim mạch cũng như sức khỏe nói chung.
4. Ăn thủy hải sản ít nhất hai lần mỗi ngày
Protein trong thịt cá có chất lượng, hàm lượng cao hơn thịt trắng như gà, vịt, thịt đỏ như lợn, bò, cừu. Thịt cá có sợi cơ ngắn hơn, kết cấu mềm dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn. Cá cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất hơn động vật trên cạn. Ngoài ra, thịt cá còn giàu các thành phần chức năng sinh học như DHA và taurine.
Chính vì vậy, ăn cá giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tốt cho não, giảm gánh nặng cho dạ dày và đường ruột, bảo vệ thị lực, ít gây tăng cân.
5. Ăn ít thịt đỏ
Thịt đỏ là nguồn cung cấp protein quan trọng, giàu chất sắt, vitamin B12, lecithin, niacin và các chất dinh dưỡng khác. Tiêu thụ vừa phải thịt đỏ như thịt bò, cừu và lợn có lợi cho cơ thể con người. Nhưng tiêu thụ quá mức sẽ làm tăng cân và gây ra béo bụng. Nó cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, đột quỵ, tiểu đường, tăng axit uric máu, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, ung thư.
Vì vậy, mỗi tuần bạn chỉ nên ăn thịt đỏ không quá ba lần, mỗi lần không quá 75 gr, tốt nhất nên chọn thịt nạc, ăn ít mỡ và nội tạng. Đồng thời chú ý cách chế biến, tránh chiên xào, hạn chế ăn thịt đỏ hun khói và nướng.
6. Ăn nhẹ với các loại hạt
Các loại hạt giàu chất xơ và cũng là một nguồn cung cấp axit linoleic tốt. (Ảnh: Aboluowang).
So với những người không ăn hạt thường xuyên hoặc hoàn toàn không ăn, những người ăn hạt vài lần một tuần có nguy cơ tử vong thấp hơn. Các loại hạt giàu chất xơ và cũng là một nguồn cung cấp axit linoleic tốt. Ăn 28 gr các loại hạt mỗi ngày giúp giảm 25% nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.
7. Phơi nắng
Tăng cường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào ban ngày sẽ tạo ra nhiều melatonin tự nhiên hơn trong não, giúp giảm lo lắng, cải thiện tâm trạng và tạo điều kiện cho giấc ngủ ngon. Ánh nắng giúp bạn bổ sung canxi, tăng cường vitamin D, tăng cường sức khỏe của xương và ngăn ngừa loãng xương.
8. Tương tác nhiều hơn với người khác
Trò chuyện là một quá trình sử dụng trí não, rèn luyện kỹ năng phản ứng và ngôn ngữ. Giao tiếp cũng có thể loại bỏ lo lắng và giải tỏa buồn chán, điều này rất quan trọng đối với sức khỏe. Bạn càng sử dụng bộ não của mình, bạn càng thông minh hơn.
Thường xuyên thực hiện các trò chơi và hoạt động thử thách trí nhớ có thể làm chậm quá trình lão hóa của não. Ví dụ, thực hiện đảo chữ cái, học ngoại ngữ và nhảy một điệu nhảy mới có thể cho phép não nhận được nhiều máu và chất dinh dưỡng hơn, cải thiện sức khỏe não, tăng cường trí nhớ.