Những điều ai cũng nhầm về trăn Anacoda
Anaconda tôi nào có phải hung thần Amazon như loài người các ông đặt cho đâu? Oan quá.
Xin chào! Tôi là Anaconda đây!
Có lẽ các ông chưa bao giờ được gặp tôi đâu. Xin tự giới thiệu: tôi còn có tên khác là "trăn khổng lồ", quê quán ở rừng rậm Amazon tuốt bên Nam Mỹ xa xôi. Số đo 3 vòng thường là... 100 - 100 - 100, đơn vị centimet (thì đúng rồi, toàn thân trơn tuốt tuột không có mông ngực gì đâu).
Đổi lại tôi có thể "cao" tới 10 - 11m, kèm cân nặng 500kg. Nhờ cái thân hình bồ tượng ấy mà tất cả các loài vật trong rừng đều sợ tôi, còn loài người các ông thì ưu ái tặng thêm cho một biệt danh là "hung thần Amazon" nữa.
Nhưng cái "nghệ danh" chết tiệt ấy có vẻ hơi sai so với những gì tôi phải chịu đựng. Oan lắm ai ôi.
1. Tôi đâu có vô đối trong rừng
Đối thủ của đáng gờm của trăn Anacoda.
Ai cũng bảo tôi là loài đứng đầu chuỗi thức ăn trong rừng Amazon. Nhưng khổ nỗi có tiếng mà chẳng có miếng, vì thằng báo hoa và thằng cá sấu có coi tôi ra gì đâu.
Biết bao đồng bọn của tôi ngã xuống dưới vuốt thằng báo và răng mụ sấu. Mà 2 đứa này thực sự rất... mất dạy! Chúng nó thì to khoẻ, nhưng toàn nhằm vào mấy bé trăn nhỡ nhỡ, chưa biết mùi đời là gì. Thử đánh tôi xem, từ chết đến bị thương ngay.
Công bằng mà nói thì đôi khi bọn tôi cũng kéo nhau đến xử mấy đứa nhỏ nhà chúng nó. Nói chung là oan oan tương báo, làm gì có ai tên là vô đối?
2. Cùng là trăn rắn, nhưng tôi đẻ con đấy nhé!
Khác với nhiều đồng loại, Anaconda tôi sinh con chứ không hề đẻ trứng.
Hôm nọ nghe mấy nhà khoa học kháo nhau, thì hình như tụi tôi không có cơ quan sản xuất... vỏ trứng. Trái lại, trăn mẹ - mẹ tôi ấy - sẽ nuôi chúng tôi trong cái gọi là túi noãn, truyền dinh dưỡng qua nhau thai đàng hoàng, như loài người các ông vậy.
Tuy nhiên, để có mặt thằng tôi trên đời này cũng là cả một sự may mắn. Một lần mẹ tôi đẻ 15 - 40 anh em, nhưng một phần trong đó không có cơ hội chào đời. Mẹ sẽ xơi luôn xác họ để có sức mà... đẻ tiếp.
3. Loài người các ông mới nguy hiểm
Chẳng rõ từ khi nào mà hình ảnh của Anaconda tôi cứ bị gắn liền với hai chữ "hung thần", còn loài người các ông thì coi chúng tôi là những kẻ sát thủ máu lạnh (nhiễm phim ảnh chăng?).
Đúng là tụi này máu lạnh rồi - động vật biến nhiệt mà. Nhưng bỏ qua yếu tố đó thì thực sự thằng trăn khổng lồ này còn sợ các ông hơn là các ông sợ chúng tôi nhé.
Nhìn hung tợn thế thôi, chứ bọn tôi... nhút nhát và yếu đuối lắm. Với những kẻ xa lạ bỗng nhiên đặt chân đến, bọn này sẽ chẳng mạo hiểm mà tiếp cận làm gì.
Không tin thì ngồi mà đọc thống kê, xem được bao nhiêu vụ Anaconda này tấn công con người? Trong khi các ông đẩy chúng tôi vào vòng tuyệt chủng đấy, biết chưa?
4. Tôi có thể lớn không ngừng
Cụ trăn nhà tôi lớn nhất thế giới nặng tới 500kg các ông ạ.
Đừng nghĩ đây là chuyện hoang đường. Sự thật là hầu như tất cả các loài bò sát đều có khả năng giống tôi. Chúng tôi lột xác, và kích cỡ ngày càng lớn hơn. Sự phát triển là không ngừng, miễn là tôi còn sống.
À thực ra bảo không có giới hạn là không đúng. Tốc độ lớn của cái xác này sẽ ngày càng chậm lại, đâm ra có thể trong suốt cuộc đời này bạn cũng không được thấy tôi hay bất kỳ chú Anaconda nào khác nặng tới 1 tấn cả.
Hơn nữa, càng lớn thì càng chậm, nguy cơ bị phát hiện lại càng cao. Thế nên tôi nghĩ sống đến một thời điểm nào đó trong đời rồi "ngỏm" luôn thì cũng tốt, sống lâu quá làm gì cho mệt.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Khả năng kỳ lạ của mèo
Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết !

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai
Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người
Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Những loài rắn độc ở Việt Nam
Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.

13 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới
Những loài thủy quái nước ngọt sở hữu kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với các loài thủy quái sống dưới đại dương nhưng mức độ đáng sợ của chúng thì không hề thua kém chút nào.
