Những điều cần biết phòng tránh đột quỵ khi tập luyện thể thao

Trao đổi với PV, chiều 21-10 ThS-BS Nguyễn Tiến Lộc, Khoa Chấn thương Chỉnh hình-Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, cho biết những người có tiền sử bệnh như rối loạn mỡ máu, béo phì hoặc từng bị đột quỵ có nguy cơ cao hơn khi tập thể thao.

Những điều cần biết phòng tránh đột quỵ khi tập luyện thể thao
Khi tập luyện cần để cơ thể có thời gian thích nghi với điều kiện và cường độ tập luyện, đảm bảo an toàn trong quá trình tập thể dục. (Ảnh minh họa).

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến tình trạng này như chế độ ăn uống không lành mạnh (ăn nội tạng động vật, nhiều dầu mỡ), thói quen sinh hoạt thiếu khoa học…

Theo BS Lộc, có 2 nguyên nhân chính gây đột quỵ ở những người chơi thể thao cường độ cao gồm mảng xơ vữa trong lòng mạch và rối loạn điện giải. "Mảng xơ vữa có thể đóng ở các động mạch khi bị rối loạn lipid máu. Vì vậy, khi tập thể dục cường độ cao, mạch máu hoạt động nhanh hơn, có thể làm bong tróc mảng xơ vữa. Lúc này, mảng xơ vữa sẽ di chuyển trong lòng mạch. Nếu dừng lại ở đâu sẽ gây tắc nghẽn ở đó, có thể là tim, não… gây nên đột quỵ" - BS Lộc nói.

Đối với nguyên nhân rối loạn điện giải, khi tập luyện cường độ cao dẫn đến đổ mồ hôi nhiều, mất nước. Lúc này cần bổ sung nước điện giải, không nên uống nước lọc vì có thể gây phù các cơ quan, dẫn đến tình trạng nguy hiểm. "Thực tế, đã có nhiều trường hợp bị ngất xỉu, đột quỵ khi tham gia các giải chạy vì lý do rối loạn điện giải. Vì vậy, cần trang bị kiến thức khi tham gia để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân" - BS Lộc nhấn mạnh.

BS Lộc khuyến cáo khi tập luyện, cần đặt mục tiêu hợp lý, bắt đầu từ từ và tăng dần cường độ. Việc này giúp cơ thể có thời gian thích nghi với điều kiện và cường độ tập luyện, đảm bảo an toàn trong quá trình tập thể dục. Ngoài ra, khám sức khỏe định kỳ là rất quan trọng, đặc biệt là xét nghiệm máu để kiểm tra mỡ máu. Nếu chỉ số mỡ máu cao, nên hạn chế tập luyện cường độ cao vì điều này có thể làm tăng nguy cơ bong tróc mảng xơ vữa.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đã xác định vì sao vắc xin mRNA gây tác dụng phụ

Đã xác định vì sao vắc xin mRNA gây tác dụng phụ

Các nhà nghiên cứu Úc khám phá rằng việc vắc xin mRNA đi vào máu có thể gây tác dụng phụ như đau đầu và sốt.

Đăng ngày: 22/10/2024
Ăn ít hơn có thể giúp kéo dài tuổi thọ?

Ăn ít hơn có thể giúp kéo dài tuổi thọ?

Theo Medical News Today, các nhà nghiên cứu vừa phát hiện qua một mô hình chuột rằng ăn ít calo hơn có thể giúp kéo dài tuổi thọ.

Đăng ngày: 21/10/2024
Nước hoa, xịt thơm, lăn khử mùi... có thể gây hại phổi

Nước hoa, xịt thơm, lăn khử mùi... có thể gây hại phổi

Nước hoa, lăn khử mùi, keo xịt tóc, chai xịt thơm... có thể giúp bạn thơm tho hơn, tự tin hơn, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe, theo nghiên cứu mới.

Đăng ngày: 21/10/2024
Khám phá ra cách một loại protein chống lại HIV và Herpes

Khám phá ra cách một loại protein chống lại HIV và Herpes

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một loại protein liên kết với hệ thống miễn dịch của con người ngăn chặn HIV-1 và virus herpes simplex-1.

Đăng ngày: 17/10/2024
Mọi biện pháp kéo dài tuổi thọ sắp trở nên vô hiệu?

Mọi biện pháp kéo dài tuổi thọ sắp trở nên vô hiệu?

Có nhiều dấu hiệu cho thấy giấc mơ kéo dài tuổi thọ của con người sắp đụng độ một giới hạn không thể vượt qua.

Đăng ngày: 17/10/2024
Bệnh Marburg diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Bệnh Marburg diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Marburg là bệnh đặc biệt nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỉ lệ tử vong cao từ 50 - 88%.

Đăng ngày: 16/10/2024
Hàn Quốc thử nghiệm thuốc kéo dài tuổi thọ đột phá

Hàn Quốc thử nghiệm thuốc kéo dài tuổi thọ đột phá

Thuốc kéo dài tuổi thọ IU1 đã đem lại kết quả hứa hẹn trong 2 giai đoạn thử nghiệm đầu tiên.

Đăng ngày: 15/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News