Những điều chưa biết về loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới

Cá da trơn khổng lồ sông Mekong từng đứng đầu danh sách các loài cá nước ngọt lớn nhất nhưng ngày nay vị trí này thuộc về cá tầm Beluga.

Cá tầm (Acipenseridae) được mệnh danh là những "hóa thạch sống" bởi chúng đã xuất hiện trên Trái Đất từ cách đây hơn 250 triệu năm. Trong số 27 loài vẫn còn tồn tại thuộc họ này, cá tầm Beluga (Huso huso) là đại diện lớn nhất.

Những điều chưa biết về loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới
Một con cá tầm Beluga bơi trên sông. (Ảnh: Rostislav Stefanek).

Vào năm 1827, một con cá tầm Beluga bị bắt ở cửa sông Volga có chiều dài lên tới 7,2 m và nặng 1.571 kg, tương đương một con cá mập trắng lớn trưởng thành. Đó là mẫu vật lớn nhất từng được ghi nhận cho tới nay.

Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), cá tầm Beluga có thể sống hơn 100 năm trong môi trường hoang dã. Khi phát triển tới kích thước tối đa, chúng trở thành động vật săn mồi đỉnh bảng, chủ yếu ăn các loài cá lớn như cá chép và cá hồi. Loài này đôi khi săn cả động vật thân mềm, chim thủy sinh, hải cẩu non và những loài cá tầm khác.

Tuổi thọ cao và đặc tính săn mồi tích cực là hai trong những lý do giải thích tại sao cá tầm Beluga có thể phát triển tới kích thước lớn như vậy, chuyên gia Phaedra Doukakis từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) nói với Live Science.

Tuy nhiên, ngày nay hầu hết cá tầm không thể vượt quá chiều dài 3,5 m. Nguyên nhân là do áp lực từ việc đánh bắt quá mức, khiến các cá thể lớn và nhiều tuổi ngày càng trở nên hiếm trong những thập kỷ gần đây.

Những điều chưa biết về loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới
Mẫu vật cá da trơn khổng lồ sông Mekong bị bắt ở miền bắc Thái Lan vào năm 2005. (Ảnh: WWF).

Mặc dù được phân loại là cá nước ngọt (vì nở ra tại các bãi đẻ trứng trên sông), cá tầm Beluga khi trưởng thành lại dành nhiều thời gian sống trong môi trường nước mặn và nước lợ. Đó là lý do trước đây chúng không được công nhận là cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Danh hiệu này từng thuộc về cá da trơn khổng lồ sông Mekong (Pangasianodon gigas), một loài cá "thuần nước ngọt" ở Đông Nam Á. Chúng có thể phát triển tới chiều dài hơn 3 m và nặng 150 - 350kg.

Cả hai loài cá khổng lồ này hiện đều bị coi là "cực kỳ nguy cấp" trong Sách Đỏ IUCN. Bên cạnh mối đe dọa từ nạn đánh bắt quá mức, việc xây dựng các con đập trên sông cũng làm gián đoạn môi trường sống và sinh sản của chúng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chỉ một giọt nọc độc có thể giết chết 20 người, đây có lẽ chính là loài ốc nguy hiểm nhất thế giới!

Chỉ một giọt nọc độc có thể giết chết 20 người, đây có lẽ chính là loài ốc nguy hiểm nhất thế giới!

Cơ thể của loài ốc này chứa hơn 200 hoạt chất dược lý và một giọt nọc độc của chúng có thể giết chết 20 người lớn.

Đăng ngày: 31/05/2021
Loài chim kỳ lạ có đôi chân dài như siêu mẫu

Loài chim kỳ lạ có đôi chân dài như siêu mẫu

Cà kheo cánh đen là một trong những loài chim cực đẹp, có vẻ ngoài ấn tượng với đôi chân rất dài. Vì thế loài chim này còn được gọi là " chim siêu mẫu".

Đăng ngày: 31/05/2021
Sự thật về đàn sói giúp giảm tai nạn giao thông ở Mỹ

Sự thật về đàn sói giúp giảm tai nạn giao thông ở Mỹ

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng việc đưa đàn sói xám đến các vùng hoang dã ở Canada và Mỹ đã giúp giảm 24% số vụ tai nạn giao thông giữa xe ô tô và hươu, nai.

Đăng ngày: 31/05/2021
Loài sán dây khiến kiến 'trẻ mãi không già'

Loài sán dây khiến kiến 'trẻ mãi không già'

Nghiên cứu mới cho thấy sán dây Anomotaenia brevis tiết ra hóa chất giúp vật chủ sống lâu hơn và duy trì cơ thể trẻ trung bất chấp tuổi tác.

Đăng ngày: 30/05/2021
Hải cẩu quý hiếm bất ngờ xuất hiện ở biển Quảng Nam

Hải cẩu quý hiếm bất ngờ xuất hiện ở biển Quảng Nam

Hải cẩu - loài động vật quý hiếm thường sinh sống ở xứ lạnh vừa mắc lưới các ngư dân ở tỉnh Quảng Nam.

Đăng ngày: 30/05/2021

"Không thể tin nổi": Video bắt quả tang 2 con ong làm việc teamwork để mở nắp một chai nước ngọt?

Mặc dù chỉ có dưới 1 triệu tế bào thần kinh, nhưng một neuron trong não bộ của ong có thể tạo ra hơn 100.000 kết nối tới các neuron khác.

Đăng ngày: 30/05/2021
Chuột rơi như mưa từ thùng chứa ngũ cốc

Chuột rơi như mưa từ thùng chứa ngũ cốc

Bang New South Wales của Australia đang trải qua một trong những đợt dịch chuột tồi tệ nhất trong lịch sử khi loài gặm nhấm xuất hiện ở khắp nơi.

Đăng ngày: 29/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News