Những hình ảnh cho thấy con người đã quá tàn nhẫn với thế giới này và tàn nhẫn với chính mình

Một chiếc túi nhựa có thể mất tới 100, thậm chí hàng ngàn năm để phân hủy. Một chiếc lon nhôm thì 80 - 200 năm trôi nổi ngoài biển mà dường như vẫn còn nguyên hình hài. Và bạn biết không, một chiếc áo thun bình thường thôi, để làm ra nó cũng tốn đến hơn 5000 lít nước cơ đấy.

Đó chỉ là những ví dụ rất nhỏ cho thấy tác động của con người đến tự nhiên là lớn đến mức nào. Chúng ta đã quá tàn nhẫn với tự nhiên, với các loài động vật và đối với chính bản thân chúng ta.

1. Tác động của con người đến thiên nhiên là rất lớn

Những hình ảnh cho thấy con người đã quá tàn nhẫn với thế giới này và tàn nhẫn với chính mình

Rác thải của nhân loại là một trong những yếu tố gây tác động kinh khủng nhất. Do tốc độ phân hủy không đủ nhanh, rác kết lại khiến cống tắc nghẽn, gây ngập nước, và làm dịch bệnh lây lan. Mỗi ngày, chúng ta thải ra nhiều rác đến mức trong năm 2016, toàn cầu phát thải tới 242 triệu tấn tính riêng rác nhựa mà thôi.

Con số khổng lồ này không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người, mà còn khiến các loài vật trong tự nhiên - đặc biệt là sinh vật biển - gặp rất nhiều rủi ro. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng rác nhựa (mảnh lớn) có thể xuống tới độ sâu 30m, và nhiều loài sinh vật biển đã mắc nghẹn khi vô tình nuốt phải chúng.

2. Nhân loại đã quá lạm dụng động vật

Dù đã có những sản phẩm thay thế, nhưng mỗi năm con người vẫn sát hại vô số loài vật để lấy lông phục vụ ngành thời trang. Theo số liệu của Hội nhân đạo quốc tế (HSI), có đến cả trăm triệu sinh vật được buôn bán, trao đổi vì mục đích lấy lông, chủ yếu là chồn, cáo, gấu chó Bắc Mỹ...

3. Bầu không khí ngày càng trở nên tồi tệ

Những hình ảnh cho thấy con người đã quá tàn nhẫn với thế giới này và tàn nhẫn với chính mình

Tại rất nhiều nơi trên thế giới, mỗi ngày con người phải hít thở trong một bầu không khí cực kỳ ô nhiễm, từ khí thải của phương tiện giao thông cũng như các nhà máy công nghiệp.

Các loại khí thải công nghiệp thực sự nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta. Theo số liệu từ Tổ chức y tế thế giới WHO, khí thải từ ô tô thậm chí còn có khả năng gây ra ung thư phổi. 

Tin mừng là thế giới cũng đã dần nhận thức được điều này. Trong Hội nghị sức khỏe và ô nhiễm không khí Toàn cầu vào năm 2018, nhiều giải pháp đã được đưa ra, bao gồm việc chuyển đổi nhiên liệu thành các nguồn năng lượng sạch. 

4. Lòng tham dưới biển sâu

Một nghiên cứu năm 2011 trên tạp chí Plos One chỉ ra rằng việc loài người sử dụng lưới cào (trawling) đã khiến hệ sinh thái biển chịu ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng. Dành cho những người chưa biết, lưới cào có thể sử dụng ở tầng nước rất sâu, càn quét cả một vùng đáy biển, không chừa lại bất kỳ thứ gì. Những tấm lưới này có thể phá hủy các tổ trứng cá, khiến các thế hệ cá tiếp theo không thể ra đời. Hay nói cách khác, nó chẳng khác gì tận diệt cả.

Ngoài ra trong quá trình phát triển, nhân loại đã để quá nhiều hóa chất độc hại lọt ra ngoài đại dương. Một số chuyên gia nhận định, dư chất độc hại được tìm thấy ở độ sâu lên tới 10.000m.

5. Chúng ta lạm dụng tới 175% khả năng chịu đựng của Trái đất

Những hình ảnh cho thấy con người đã quá tàn nhẫn với thế giới này và tàn nhẫn với chính mình

Con người khai thác tài nguyên của hành tinh để phát triển. Tuy nhiên có một thực tế là tốc độ khai thác của nhân loại đang lớn hơn khả năng phục hồi của Trái đất.

Ví dụ năm 2019, con người đã dùng hết số tài nguyên mà Trái đất có thể phục hồi trong 1 năm vào ngày 29/7. Nghĩa là kể từ thời điểm ấy, chúng ta đang dùng những gì đáng lẽ phải thuộc về thế hệ sau này, và phải cần đến 1,75 Trái đất thì mới đáp ứng đủ nhu cầu. 

6. Sinh vật đang mất dần mái ấm

Ảnh hưởng của nhân loại đến Trái đất là rất lớn, đặc biệt là với động vật hoang dã.

Việc nhiệt độ Trái đất đang tăng dần lên, băng Bắc Cực tan nhanh hơn với tỉ lệ 11,3% mỗi thập kỷ đã ảnh hưởng mạnh đến loài gấu trắng. Biển Bắc Cực nay đã ít băng hơn, khiến cuộc sống của gấu trắng ngày càng chật vật. Chúng không thể bơi quá xa, phạm vi kiếm ăn bị thu hẹp, và trở nên héo mòn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn hòn đảo bị đồn giúp con người “xuyên không“

Bí ẩn hòn đảo bị đồn giúp con người “xuyên không“

Hòn đảo Tenerife của Tây Ban Nha là nơi xuất hiện những tin đồn ly kỳ và huyền bí. Trong số này có câu chuyện kể về hòn đảo là nơi giúp con người "xuyên không". Sau 20 năm mất tích, diện mạo người "du hành thời gian" không có sự thay đổi.

Đăng ngày: 15/05/2020
Bão sớm trên Thái Bình Dương không vào Biển Đông nhưng kích mưa Nam Bộ

Bão sớm trên Thái Bình Dương không vào Biển Đông nhưng kích mưa Nam Bộ

Cơn bão đầu tiên trên Thái Bình Dương đã hình thành, các mô hình dự báo bão sẽ đi dọc theo đất liền Philippines, không vào Biển Đông nhưng sẽ hút gió gây mưa cho Nam Bộ trong thời gian tới.

Đăng ngày: 14/05/2020
Hòn đảo chết chóc, đến thăm phải đeo mặt nạ chống hơi độc

Hòn đảo chết chóc, đến thăm phải đeo mặt nạ chống hơi độc

Là một trong những vùng đất nguy hiểm, nhưng hòn đảo này vẫn mở cửa đón khách. Bất cứ ai tới đây đều cần hướng dẫn viên và đeo mặt nạ bảo hộ.

Đăng ngày: 13/05/2020
Bão cát kinh hoàng như bức tường thành khổng lồ

Bão cát kinh hoàng như bức tường thành khổng lồ "nuốt chửng" thành phố

Cơn bão cát khổng lồ quét qua khiến bầu trời chuyển sang màu đỏ quạch với tường bụi khổng lồ như muốn "nuốt chửng" thành phố.

Đăng ngày: 13/05/2020
Màng lọc thu giữ khí CO2: Ý tưởng đột phá tiến tới nền công nghiệp hậu carbon

Màng lọc thu giữ khí CO2: Ý tưởng đột phá tiến tới nền công nghiệp hậu carbon

Tại Australia, ba nhà máy nhiệt điện than lớn nhất nước này đã thiết kế được một quy trình thu CO2 làm đầu vào cho hệ thống nuôi sinh khối tảo. Loại tảo này sau đó được tận dụng để sản xuất ra nhựa và thức ăn chăn nuôi. Một số hướng phát triển khác của ngành CCS là thu hồi khí CO2, chôn chúng xuố

Đăng ngày: 12/05/2020
1/3 dân số thế giới sẽ phải chịu đựng nhiệt độ khắc nghiệt như sa mạc Sahara vào năm 2070?

1/3 dân số thế giới sẽ phải chịu đựng nhiệt độ khắc nghiệt như sa mạc Sahara vào năm 2070?

Trong 50 năm tới, những cư dân sinh sống tại Châu Mỹ La Tinh, Trung Đông, Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á và một phần Bắc Mỹ, Châu Âu sẽ phải sống chung với kiểu thời tiết khắc nghiệt như sa mạc Sahara.

Đăng ngày: 09/05/2020
7 hang động đẹp ấn tượng ở Việt Nam

7 hang động đẹp ấn tượng ở Việt Nam

Nhờ sự ưu ái của thiên nhiên, Việt Nam sở hữu nhiều hang động đẹp, độc đáo và được nhiều phương tiện truyền thông thế giới ca ngợi.

Đăng ngày: 07/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News