Những khám phá mới lạ về loài tôm gõ mõ

Tôm gõ mõ không chỉ có tên gọi đặc biệt, mà còn sở hữu nhiều khả năng rất đặc biệt khác, trong đó có những khả năng “siêu phàm” dưới đây mà các loài tôm khác không có.

Vì sao lại mang tên tôm gõ mõ?

Tôm gõ mõ hay tôm súng, tôm pháo (snapping shrimp hay pistol shrimp) là loài tôm có cặp càng bất đối xứng, một chiếc cực to và một cực nhỏ. Chúng dùng chiếc càng lớn như một khẩu súng để phát ra âm thanh cường độ cao tiêu diệt con mồi cũng như dùng trong việc giao tiếp, liên lạc với đồng loại.

Phần lớn, các loài tôm gõ mõ sống trong các hang đào và là cư dân thường thấy ở các rạn san hô, nằm dưới các thảm tảo biển và các rạn hàu thuộc các vùng ven biển nhiệt và ôn đới.

Khi tụ tập thành những bầy lớn, âm thanh do tôm gõ mõ tạo ra có thể làm nhiễu loạn các thiết bị liên lạc bằng sóng âm đặt ngầm dưới nước và là động vật gây ra sự ồn ào cực lớn dưới biển.

Những khám phá mới lạ về loài tôm gõ mõ
Tôm gõ mõ.

Những phát hiện mới về tôm gõ mõ

Tôm gõ mõ sản xuất một âm thanh đủ lớn để phá vỡ bình thủy tinh. Phát triển đủ cỡ tôm gõ mõ chỉ dài 1-2 in-xơ ( 2,5- 5cm), nhưng âm thanh của nó có thể tương đương cá nhà táng. Cói khi lên tới 218 decibel, lớn hơn cả âm thanh súng liên thanh bắn ra.

Tôm gõ mõ có càng cực lớn, lớn hơn một nửa cơ thể của chúng và một chiếc càng bình thường. Càng lớn bao gồm hai phần, phần búa, di chuyển ngược trở lại vào một vị trí góc phải và phần đóng là phần cố định, tạo thành một khẩu súng bắn âm thanh hoàn hảo.

Càng của nó có thể tái sinh hoặc đảo ngược cho nhau. Nếu càng to bị mất thì nó tái sinh thành càng nhỏ, còn càng nhỏ thế chân phát triển thành càng to.

Âm thanh lớn của tôm gõ mõ không phải là kết quả của các móng đánh vào nhau. Trước đây người ta tin rằng âm thanh được tạo ra bởi tôm gõ mõ là do hai càng này nhưng nghiên cứu cho thấy không phải vậy. Âm thanh này chính là hành động của càng tạo ra sủi bong bóng tốc độ lên đến 62 dặm giờ (100 km/h) và khi vỡ tạo ra âm than cực lớn.

Việc bắn sóng âm của tôm gõ mõ cũng có thể tạo ra hiện tượng phát quang do âm thanh (sonoluminescence) khi các bong bóng khí vỡ ra. Khi vỡ, nhiệt độ của bong bóng đạt tới hơn 5.000 K (4.700°C) so với nhiệt độ bề mặt Mặt Trời là 5.800 K (5.500°C)). Tuy nhiên ánh sáng này có cường độ yếu hơn so với các trường hợp phát quang do âm thanh thông thường, và chỉ kéo dài không quá 10 nano giây nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Tôm gõ mõ sử dụng khả năng siêu nhân để săn mồi, đặc biệt là dùng “súng” dấu kín. Sau khi râu tôm xác định con mồi đang đến gần, với địa điểm chính xác, nó dùng súng tạo âm thanh để “bắn” chết con mồi trước khi kéo vào hang để ăn thịt.

Những khám phá mới lạ về loài tôm gõ mõ
Tôm gõ mõ có quan hệ cộng sinh với cá bống để cùng săn mồi và tồn tại.

Tôm gõ mõ có quan hệ cộng sinh với cá bống để cùng săn mồi và tồn tại. Cá bống có đôi mắt tinh tường phát hiện nhanh mối nguy. Tôm gõ mõ giữ liên lạc với cá bống qua râu còn cá bống liên lạc với tôm bằng các chuyển động đuôi. Khi gặp nguy hiểm, cả hai cùng thông báo cho nhau để rút lui một cách an toàn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thuỷ triều đen thực ra chỉ là câu nói nghĩa bóng của những đợt tràn dầu biển, những đợt hàng hoá có hại nhập lậu, ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 26/03/2018
Sinh vật biển kịch độc khiến đoàn quay phim đau đớn tháo chạy

Sinh vật biển kịch độc khiến đoàn quay phim đau đớn tháo chạy

Cơn đau đớn do xúc tu của sinh vật biển kịch độc gây ra buộc đoàn quay phim BBC đi tiểu lên vết thương để giảm bớt khó chịu.

Đăng ngày: 20/11/2017
Càng tôm hùm to hơn bàn tay người

Càng tôm hùm to hơn bàn tay người

Ngư dân Shaun Krijnen phát hiện chiếc càng dài gần 20cm khi đang kéo lưới bắt hàu ở ngoài khơi đảo Anglesey ở phía bắc Wales, Sun hôm 14/11 đưa tin.

Đăng ngày: 17/11/2017
Axít hóa đại dương đe dọa toàn bộ sinh vật biển

Axít hóa đại dương đe dọa toàn bộ sinh vật biển

Các đại dương trên Trái Đất đang axít hóa với tốc độ chưa từng có trong lịch sử và sẽ đe dọa tới đời sống của toàn bộ sinh vật biển trên thế giới nếu con người không sớm có hành động.

Đăng ngày: 15/11/2017
Bắt được cá mập có thân như rắn, mồm 300 răng

Bắt được cá mập có thân như rắn, mồm 300 răng

Theo Daily Mail, sinh vật có hình dạng đáng sợ này còn được gọi là cá mập mào. Chúng đã bơi lội khắp đại dương từ 80 triệu năm trước và là một trong những loài sinh vật lâu đời nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 13/11/2017
Bạch tuộc và cá mú hợp lực săn mồi dưới đáy biển Australia

Bạch tuộc và cá mú hợp lực săn mồi dưới đáy biển Australia

Bạch tuộc và cá mú cùng săn một loài cá nhỏ giỏi luồn lách trong rạn san hô và thường trốn trong những kẽ đá nhỏ tới mức cá mú không thể đuổi theo.

Đăng ngày: 13/11/2017
Con người tìm ra rặng san hô Great Barrier Reef nhờ...trái cam

Con người tìm ra rặng san hô Great Barrier Reef nhờ...trái cam

Cầm trên tay quả cam/chanh, có lẽ bạn không ngờ nó có ảnh hưởng to lớn tới quá trình khám phá thế giới của loài người như thế nào.

Đăng ngày: 07/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News