Những liệu pháp chữa bệnh rùng rợn đầu thế kỷ XX
Uống nước nhiễm xạ, tiêm thủy ngân… là những phương pháp chữa bệnh khiến người bệnh phải “sởn gai ốc” khi nghe đến.
Những phương pháp chữa bệnh rùng rợn trong lịch sử
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, y học ngày nay đã đạt được những bước tiến đáng kể. Và nếu lúc nào đó, bạn vẫn còn chưa hài lòng về một số những liệu pháp chữa trị của y bác sĩ ngày nay, hãy đọc bài viết sau đây.
Bởi một khi biết về những phương pháp trị bệnh đáng “kinh sợ” thời xưa, bạn chắc chắn sẽ tự cảm thấy mình thật may mắn.
1. Nước phóng xạ – thần dược hay tử dược?
Thảm họa phóng xạ có lẽ là một trong những nỗi sợ lớn nhất của nhân loại trong thời điểm hiện nay. Nhưng ít ai ngờ rằng trước khi phóng xạ trở thành kẻ giết người, nó từng được tung hô là “thần dược” trong thập niên 1920.
Trước khi những tác động của phóng xạ được nghiên cứu, các vật nhiễm phóng xạ đều đã được sử dụng rộng rãi trong y học, trong đó có nước uống.
Nước uống được đựng trong các xô bị nhiễm xạ, sau đó đưa cho người bệnh sử dụng. Người ta tin rằng thần dược này sẽ chữa được tất cả mọi thứ trên đời, từ viêm khớp đến…. liệt dương.
Bình đựng “thần dược” vào năm 1920
Tất nhiên ý tưởng này hoàn toàn chỉ dựa trên… tin đồn, và không hề có bằng chứng khoa học. Chỉ đến khi một loạt người bệnh được chữa trị bằng loại “thần dược” này đều chết, người ta mới nhận thức được sự nguy hiểm và sai lầm của nó.
2. Nhét bóng vào phổi
Đây là một biện pháp điều trị đầy mạo hiểm được sử dụng vào những năm đầu thế kỷ XX cho các bệnh nhân lao.
Cụ thể, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật với hai bước chính. Đầu tiên họ sẽ “đục” những lỗ nhỏ trong phổi bệnh nhân, rồi trám vào đó những… trái bóng nhựa.
Theo lý thuyết vào thời này, các trái bóng nhựa sẽ giúp phần phổi bị nhiễm trùng tự lành trở lại. Tuy nhiên, đây chắc chắn là một phương pháp phản khoa học, vì chỉ có thuốc mới có thể diệt được khuẩn tuberculosis gây ra bệnh lao mà thôi.
Sau một khoảng thời gian áp dụng không hiệu quả, phương pháp này dần bị loại bỏ ở phần lớn các nước phát triển.
3. Diệt chấy bằng… xăng
Vào đầu thế kỉ XX, bệnh nhân nhiễm chấy nặng có thể chọn cách tắm hoặc ngâm đầu của mình trong… dầu hỏa để giải thoát khỏi loài kí sinh trùng hút máu khó chịu này.
Thực chất, đây là một phương pháp tương đối hiệu quả, dù tiềm ẩn nguy cơ biến người bệnh thành… đuốc sống nếu bất cẩn mang lửa lại gần. Nếu là các bạn, liệu các bạn có sẵn sàng làm như vậy không?
Ngày nay, y học hiện đại đã đưa ra giải pháp an toàn hơn, đó là sử dụng dầu gội y tế – chứa các loại thuốc diệt chấy hiệu quả.
4. Tiêm thủy ngân chữa giang mai
Thủy ngân là một kim loại lỏng chết người. Tuy nhiên đã từng có thời điểm, thủy ngân được xem là phương pháp duy nhất để chữa giang mai – một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Người bệnh được tiêm thủy ngân qua đường hậu môn để chữa giang mai
Ngày nay, giang mai có thể chữa tương đối dễ dàng. Nhưng trong lịch sử, bệnh giang mai được coi như một căn bệnh nghiệt ngã và đáng sợ, chỉ có thể chữa khỏi bằng cách… tiêm vào cơ thể bệnh nhân chất thủy ngân.
Thậm chí sau này vào thập niên 1900 khi mà các kiến thức y tế đã được cải thiện, phương pháp điều trị giang mai vẫn rất tàn khốc và nguy hiểm.
Trong đó có thời điểm bệnh nhân phải ăn thạch tín – một chất kịch độc, hoặc khiến người bệnh mắc sốt rét nhằm tăng nhiệt độ cơ thể để tiêu diệt bệnh giang mai.
5. Chữa đau đầu bằng cách ngâm mình trong bồn tắm điện
Nếu bồn tắm và điện là sự kết hợp điên rồ thì vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX – đây được cho là một liệu pháp y tế rất phổ biến.
Các bác sĩ ở thời kì này khuyến cáo bệnh nhân điều trị chứng đau nửa đầu mãn tính bằng cách ngâm mình trong bồn tắm, sau đó đưa một dòng điện nhỏ chạy qua.
Nghe cũng khá… kinh dị phải không? Hầu hết mọi người đều rất nghi ngờ phương pháp này. Hệ quả là cách chữa trị này đã dần… tuyệt chủng qua thời gian.

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?
Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?
Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Lịch sử phát triển xe đạp
Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Bí quyết sút phạt đền hoàn hảo
Phương án tối ưu cho cầu thủ sút phạt đền là nhắm lấy một điểm rồi đá vào, đồng thời coi như thủ môn không tồn tại.

Ngồi đâu trên máy bay an toàn nhất?
Nếu di chuyển bằng máy bay, bạn có biết ghế ngồi nào là an toàn nhất? Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số chỗ trên máy bay có tỷ lệ sống sót cao nhất.

Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy
Nếu chẳng may bạn rơi xuống đầm lầy và phát hiện hai chân các bạn đang bị lún dần thì không được vội vàng rút chân hoặc vùng vẫy, vì càng vùng vẫy thì càng bị lún nhanh hơn và cũng mau chóng tiêu hao sức lực hơn.
