Những lưu ý khi tắm nước gừng vào mùa đông tránh ảnh hưởng tới sức khỏe

Tắm nước gừng vào mùa đông có thể hỗ trợ tăng cường sức khoẻ như giúp ngủ ngon, giảm viêm,... Tuy nhiên, không phải ai tắm bằng nước gừng cũng tốt.

Nếu bạn thích nhâm nhi trà gừng khi bị đau bụng, đau đầu hoặc khi bị cảm lạnh và cảm cúm thì việc tắm bằng nước gừng có thể giúp bạn dễ chịu hơn. Tắm nước gừng từ lâu đã là phương pháp dân gian giúp làm dịu tinh thần, thải độc tố, cải thiện quá trình trao đổi chất, giảm viêm và hỗ trợ tiêu hóa cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, không phải ai tắm nước gừng cũng tốt, do đó mọi người cũng cần lưu ý khi áp dụng phương pháp này.

1. Tắm nước gừng có tác dụng gì?

Những lưu ý khi tắm nước gừng vào mùa đông tránh ảnh hưởng tới sức khỏe
Tắm bằng nước gừng là một bài thuốc dân gian đã có từ lâu đời.

Gừng là một vị thuốc, có tính ôn, vị cay. Tắm bằng nước gừng là một bài thuốc dân gian đã có từ lâu đời. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học hoặc bằng chứng lâm sàng nào chứng minh lợi ích của việc tắm bằng nước gừng.

Mặc dù vậy, việc tắm bằng nước gừng được nhận thấy có thể đem lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ nhưng cần thực hiện đúng cách. Dưới đây là những tác dụng nổi bật của việc tắm bằng nước gừng mà mọi người có thể tham khảo:

  • Giúp giảm triệu chứng cảm lạnh hoặc cảm cúm: Hơi nước và hương thơm của gừng rất hữu ích trong việc giảm các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, ho,...
  • Giúp thải độc cơ thể: Tắm bằng nước gừng sẽ giúp cơ thể toát mồ hôi, từ đó giúp thải các độc tố tích tụ trong người. Sau khi tắm xong, bạn sẽ cảm thấy nhẹ người, đặc biệt khi bạn đang bị bệnh.

Ngoài ra, tắm bằng nước gừng vừa thải độc cơ thể qua mồ hôi kết hợp cùng với mùi thơm và dầu của gừng sẽ đi vào lỗ chân lông của da, từ đó khiến cơ thể có mùi thơm hơn.

  • Làm dịu tinh thần và giúp ngủ ngon: Hương thơm của gừng sẽ giúp tinh thần của bạn tốt hơn, vừa tắm vừa thả lỏng cơ thể sẽ hữu ích trong việc xoa dịu tinh thần của bạn. Khi tinh thần được thoải mái, giấc ngủ cũng sẽ được cải thiện.
  • Hỗ trợ giảm viêm: Gừng có đặc tính chống viêm sẽ làm giảm sưng tấy và đau nhức trong cơ thể. Những người bị viêm khớp, đau xơ cơ và chấn thương cơ có thể được hưởng lợi rất nhiều từ phương pháp tắm với nước gừng.
  • Giúp giảm đau bụng kinh ở phụ nữ: Tằm bằng nước gừng giúp thư giãn cơ thể và giữ ấm người nên có thể giúp giảm các cơn co thắt tử cung trong kỳ kinh và giúp giảm đau bụng.
  • Lợi ích khác: Tắm bằng nước gừng được cho rằng còn giúp hỗ trợ tiêu hoá, cải thiện quá trình trao đổi chất, tăng cường lưu thông máu.

Những lưu ý khi tắm nước gừng vào mùa đông tránh ảnh hưởng tới sức khỏe
Tắm bằng nước gừng vào mùa đông giúp phòng nhiều bệnh tật. (Ảnh: Internet).

2. Những lưu ý khi tắm bằng nước gừng

Tắm bằng nước gừng vào mùa đông là bài thuốc dân gian hữu ích nhưng có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ nếu như thực hiện không đúng cách. Do đó, trước khi quyết định tắm với nước gừng, bạn nên lưu ý những điều sau đây:

  • Kiểm tra xem da của bạn có bị kích ứng với gừng hay không - một bước đặc biệt quan trọng đối với những người có làn da nhạy cảm, nhất là trẻ em. Bạn có thể thử kiểm tra bằng cách chà một chút nước gừng loãng đã được xay lên một vùng da nhỏ, để trong khoảng 3 đến 5 phút. Nếu thấy cảm giác châm chích, ngứa ngáy hoặc đỏ ửng thì có thể bạn bị kích ứng với gừng.
  • Không nên sử dụng quá nhiều gừng để tắm vì sẽ dễ gây kích ứng da và gây ra cảm giác bỏng rát như bị bỏng nhẹ.
  • Sau khi tắm bằng nước gừng nên nhớ bổ sung đủ nước cho cơ thể vì sau khi tắm cơ thể toát nhiều mồ hôi và bị mất nước.
  • Không nên tắm nước gừng mỗi ngày vì có thể gây mất nước nghiêm trọng. Bạn nên tắm từ 1 đến 2 lần/tuần là có thể thấy được hiệu quả.
  • Nếu bạn bị huyết áp cao, tiểu đường, có các bệnh lý về tim, trẻ em dưới 2 tuổi không nên tắm bằng nước gừng. Phụ nữ có thai, có bệnh về gan hoặc đang dùng thuốc loãng máu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp này.
  • Trẻ em ở tạng nóng hay lở miệng, táo bón cũng không nên tắm bằng nước gừng.

Những lưu ý khi tắm nước gừng vào mùa đông tránh ảnh hưởng tới sức khỏe
Người bị huyết áp cao, tiểu đường, có các bệnh lý về tim, trẻ em dưới 2 tuổi không nên tắm bằng nước gừng. (Ảnh: Internet)

3. Hướng dẫn cách tắm bằng nước gừng

Tắm bằng nước gừng có thể thực hiện bằng nhiều cách. Dưới đây là một số cách tắm với nước gừng để hỗ trợ những tình trạng sức khoẻ khác nhau mà các bạn có thể tham khảo:

Tắm nước gừng giúp tăng cường sức khoẻ

Đây là cách đơn giản nhất để phòng cảm lạnh hoặc cúm trong mùa lạnh. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị 3 nhánh gừng, đem rửa sạch, giữ vỏ. Sau đó, đem nghiền hoặc giã nát gừng.
  • Chuẩn bị 1 chậu nước nóng và cho gừng đã được giã nát vào ủ trong khoảng 5 đến 10 phút.
  • Khi nước đã nguội và ấm, bạn có thể bắt đầu tắm.

Tắm nước gừng trị cảm

Đối với những trường hợp bị cảm, mọi người có thể kết hợp gừng với sả để tắm, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả rõ rệt hơn:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng cùng 1 nắm xả, đem rửa sạch. Gừng giữ vỏ nhưng xả thì bạn nên bóc lớp bên ngoài.
  • Cho gừng và xả vào một một nồi to và đổ đầy nước, đun sôi.
  • Đổ nước ra chậu và chờ ấm để tắm. Nếu bạn cảm thấy nước quá đặc thì nên pha thêm một chút nước ấm để làm loãng.

Khi tắm với nước gừng, bạn có thể ngâm mình lâu hơn một chút để các dưỡng chất từ gừng thẩm thấu vào cơ thể. Sau khi ra ngoài, bạn cần lau khô người, nghỉ ngơi và bổ sung thêm nước cho cơ thể. Dưỡng da sau khi tắm vào mùa đông cũng là điều cần thiết để tránh da bị khô và nứt nẻ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bài tập thở đơn giản giúp giảm căng thẳng

Bài tập thở đơn giản giúp giảm căng thẳng

Việc tập thở 5 phút vào mỗi buổi sáng giúp giảm căng thẳng, điều hòa thần kinh, nâng cao cảm xúc tích cực.

Đăng ngày: 22/12/2023
Công dụng đặc biệt của loài cây kịch độc mọc khắp Việt Nam

Công dụng đặc biệt của loài cây kịch độc mọc khắp Việt Nam

Chất kịch độc của loài cây dùng làm phương pháp đánh bắt cá độc đáo, nó còn có nhiều tác dùng không ngờ.

Đăng ngày: 21/12/2023
Cách để giảm nhanh cơn đau cổ do ngủ sai tư thế

Cách để giảm nhanh cơn đau cổ do ngủ sai tư thế

Trong hầu hết các trường hợp đau cổ vào buổi sáng thường là đau cổ do ngủ sai tư thế. Nhiệt độ lạnh hơn khiến một người dễ bị đau cứng khớp vào buổi sáng khi thức dậy, kể cả đau cổ do ngủ sai tư thế cũng dễ gặp hơn.

Đăng ngày: 21/12/2023
Top 5 gia vị giúp kiểm soát đường huyết bạn nên biết

Top 5 gia vị giúp kiểm soát đường huyết bạn nên biết

Ngoài tác dụng tạo thêm hương vị cho món ăn, tỏi, gừng, quế còn có thể làm giảm lượng đường trong máu.

Đăng ngày: 20/12/2023
Sự thật chuyện

Sự thật chuyện "uống nước củ dền giúp bổ máu" và những tác hại không ngờ khi lạm dụng loại củ này

Việc lạm dụng nước củ dền có thể đem đến những rủi ro không ngờ cho sức khỏe.

Đăng ngày: 20/12/2023
Ngồi 10 tiếng mỗi ngày làm tăng nguy cơ mất trí nhớ, dân văn phòng chột dạ vì ngày càng

Ngồi 10 tiếng mỗi ngày làm tăng nguy cơ mất trí nhớ, dân văn phòng chột dạ vì ngày càng "não cá vàng"

Một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho thấy, những người làm công việc văn phòng, thường xuyên nằm dài trước TV hoặc lái xe có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ.

Đăng ngày: 19/12/2023
Sai lầm của dân văn phòng khi dùng lò vi sóng để

Sai lầm của dân văn phòng khi dùng lò vi sóng để "quay cơm": Họ đang nuốt thêm vô số hạt lạ vào người?

Dân văn phòng thường có thói quen sử dụng lò vi sóng để hâm nóng hộp cơm trưa bằng nhựa. Cách làm này đang giải phóng hàng tỷ " hoa giấy" vào thức ăn.

Đăng ngày: 19/12/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News