Những nguy cơ đối mặt khi sống trên Sao Hỏa

Môi trường khắc nghiệt, thiếu thốn các điều kiện sinh hoạt như trên Trái Đất hay nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe là những vấn đề mà các cư dân Sao Hỏa tương lai sẽ phải đối mặt.


Hành trình lên Sao Hỏa sẽ kéo dài 210 ngày. Trong suốt thời gian này, mỗi thành viên trong nhóm được đưa lên Sao Hỏa sẽ có không gian sống khoảng 20 mét khối và không được tắm. Chỉ có 4 người sống nốt phần đời còn lại trên Sao Hỏa để khám phá hành tinh này. (Ảnh: Mars One)


Khi thử nghiệm cuộc sống kéo dài 520 ngày trên một con tàu vũ trụ giả để mô phỏng chuyến đi lên Sao Hỏa, 4 trong 6 phi hành gia đã gặp các vấn đề liên quan đến trầm cảm và mất ngủ. Điều này có thể khiến họ mắc một số lỗi gây nguy hiểm cho chuyến đi. (Ảnh: ESA)


Một ngày trên Sao Hỏa dài hơn 40 phút so với Trái Đất. Đối với những người quen với cuộc sống một ngày 24 giờ thì điều này có thể gây ra sự xáo trộn không nhỏ về nhịp sinh học. (Ảnh: neurosciencestuff.tumblr.com)


Cho đến nay, các nghiên cứu về tác động của trọng lực đến quá trình thụ tinh và sự phát triển của thai nhi còn khá ít. Do đó các chuyên gia khuyên rằng những người đầu tiên sống trên Sao Hỏa không nên có con. (Ảnh: treymorgan.net)


Các phi hành gia ở Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS được giới hạn thời gian ở trong vũ trụ là 6 tháng. Trong khi đó hành trình lên Sao Hỏa kéo dài ít nhất 200 ngày. Điều kiện môi trường không trọng lực sẽ gây ra một số vấn đề sinh học như xương và cơ không được linh hoạt và yếu dần, thậm chí có nguy cơ nhiễm một số bệnh lạ từ hành tinh đỏ. (Ảnh: BBC)


Môi trường khắc nghiệt cũng đòi hỏi những người sống trên Sao Hỏa phải rèn luyện thể lực để thích nghi với điều kiện sống trên hành tinh này. (Ảnh: NASA)


Trọng lực trên Sao Hỏa chỉ bằng một phần ba so với Trái Đất. Khi đã thích nghi với môi trường trọng lực của Sao Hỏa, xương và cơ bắp của con người sẽ thoái hóa dần và không thể phù hợp với điều kiện sống của Trái Đất. (Ảnh: NASA)


Khoảng cách giữa Trái Đất và Sao Hỏa lên tới hơn 300 triệu km. Khi đặt chân lên Sao Hỏa, bạn có thể sẽ không bao giờ nhìn thấy Trái Đất được nữa. (Ảnh: NASA)


Khoảng thời gian để truyền thông tin từ Sao Hỏa về Trái Đất dao động từ 3-22 phút. Cuộc sống trên Sao Hỏa sẽ hạn chế hoạt động trao đổi thông tin liên lạc bằng điện thoại như trên Trái Đất. Máy tính hay Internet cũng cũng không thể sử dụng. (Ảnh: practicefusion.com)


Bầu khí quyển của Sao Hỏa rất mỏng (bằng khoảng 1% so với Trái Đất), chứa đến 96 % là carbon dioxide và chỉ có một lượng rất nhỏ oxy. Các cơn bão bụi khổng lổ có thể xuất hiện và bao trùm cả hành tinh đỏ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con người. (Ảnh: NASA)


Theo dữ liệu phân tích từ thiết bị tự hành Curiosity, các nhà khoa học ước tính lượng phóng xạ mà con người có thể tiếp xúc trong hành trình lên Sao Hỏa là 662 millisievert (đơn vị đo bức xạ). Vì Sao Hỏa không có từ trường bảo vệ như Trái Đất nên nguy cơ nhiễm phóng xạ khi di chuyển lên bề mặt hành tinh đỏ sẽ cao hơn nhiều. (Ảnh: NASA)


Cuộc sống khắc nghiệt trên Sao Hỏa còn bao gồm những hạn chế về nguồn lương thực hàng ngày. (Ảnh: vafoodbanks.org)

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Đăng ngày: 03/03/2025
Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Đăng ngày: 01/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News