Những sự thật đáng sợ về top 10 đao phủ tàn nhẫn nhất trong lịch sử
Với cách hành hình đầy lạnh lùng và man rợ, những đao phủ tàn nhẫn này đã khiến nhiều tử tù khiếp sợ và phải "ớn lạnh" khi nghe nhắc đến tên.
Albert Gustaf Dahlman là đao phủ cuối cùng của Thụy Điển. Có một thời gian dài ở Thụy Điển nghề đao phủ khá được xem trọng và săn đón, Dahlman là một trong số 200 người được lựa chọn vào vị trí này. Từ năm 1885 - 1910, Albert Gustaf Dahlman đã hành hình ít nhất 6 tử tù trước khi đất nước này hủy bỏ mức án tử hình.
Anatole Deibler là một trong những đao phủ khét tiếng người Pháp. Với khả năng chém tử tù nhanh hơn "máy chém" và đã hành hình 395 tử tù, Deibler nhanh chóng trở nên nổi tiếng khi được bổ nhiệm chức vụ đứng đầu cơ quan hành quyết năm 1899. Sau đó, “tiếng tăm đáng sợ ấy còn tăng lên cấp số nhân sau khi ông ta chết rồi bị bại lộ 14 cuốn nhật ký có ghi chép chi tiết về các vụ hành quyết mà ông đã thực hiện.
Albert Pierrepoint xuất thân trong một gia đình đao phủ nổi tiếng ở nước Anh. Albert trở nên nổi tiếng khi xuất hiện tại tòa án Nuremberg để tham gia vụ xét xử hơn 200 quan chức Đức quốc xã bị kết tội.
William Marwood là một đao phủ chính phủ của Anh, ông nổi tiếng với việc hành hình nhanh gọn. Trong cuộc nổi dậy ở Ailen, ông trở nên nổi tiếng vì đã xử tử 4 kẻ chống lại chính quyền Anh lúc bấy giờ. Trong suốt 9 năm theo nghề đao phủ, William đã treo cổ 176 người.
James Berry là học trò của William Marwood và được biết đến là đao phủ nổi tiếng thời Victoria. Khi còn là trợ lý của Marwood, Berry đã học được rất nhiều từ thầy của mình với phương pháp hành quyết tử tù nhanh gọn. Ông nổi tiếng là một đao phủ văn mình và không bao giờ tự coi mình là “Hangman”. Theo các tài liệu ghi chép lại, trong quá trình hành nghề ông đã hành quyết hơn 130 vụ.
Charles Henri-Sanson xuất thân trong một gia đình có truyền thống theo nghề đao phủ ở Pháp hơn 200 năm. Henri-Sanson nổi tiếng vì đã dũng cảm lên tiếng chống lại chính quyền lúc đó về việc loại bỏ việc treo cổ và chặt đầu là hình thức trừng phạt lúc bấy giờ. Cuộc tranh luận mà ông đứng đầu đã có kết quả khi việc sử dụng máy chém thay cho người hành quyết thể hiện tính nhân văn hơn.
Giovanni Battista Bugatti là đao phủ khét tiếng Italy, được biết đến là đao phủ hành nghề lâu nhất. Với biệt danh là Mastro Titta, hay còn gọi là người của công lý, ông đã thực hiện 516 vụ hành quyết lúc. Ông được miêu tả là người nhỏ bé nhưng khỏe mạnh và thích ăn mặc đẹp. Nhà văn nổi tiếng Lord Byron đã viết về vị đao phủ nổi tiếng này khi xem những lần xử tử tội nhân của ông. Thậm chí nhà thơ nổi tiếng người Ý Giuseppe Giaocchino Belli đã có những bài thơ châm biếm về Bugatti. Bộ quần áo dính máu và máy chém của Bugatti được trưng bày ở bảo tàng tội phạm tại Rome.
Robert G. Elliott từng được xem là “người đại diện của thần chết”, là một nhân vật quan trọng trong hệ thống tư pháp hình sự Mỹ. Từ 1890 – 2014, Robert đã hành quyết khoảng 10% tử tù của Mỹ. Ông nổi tiếng là một trong số ít những đao phủ hành hình tử tù bằng ghế điện. Với những tử tù khét tiếng trong lịch sử nước Mỹ như Julius hay Ethel Rosenberg đã chịu án tử đầy cứng rắn và nghiêm khắc khi qua tay Robert G. Elliott.
Fernando Alvarez de Toledo còn gọi là Công tước Alva, và là đao phủ phục vụ dưới thời vua Phillip của Tây Ban Nha cầm quyền. Trong quá trình hành nghề, Fernando từng được đồn đại đã hành quyết 8.000 người chỉ trong 1 ngày. Và mọi chuyện còn được phóng đại lên khi người ta truyền tai nhau về vị đao phủ đã xử lý 18.000 tù nhân Hà Lan khi ông còn ở đấy.
Richard Brandon là một đao phủ nổi tiếng bởi sự ra tay nhanh gọn và dứt khoát. Để đạt được trình độ đó, Richard đã phải tập luyện liên tục trên chó và mèo trong suốt nhiều năm. Năm 164, vua Charles I đã "kết liễu" cuộc đồi dưới tay của Richard Brandon, vì sợ bị trả thù nên ông và trợ lý của mình đã phải ngụy trang bằng râu giả.