Những sự thật thú vị bên trong trạm vũ trụ quốc tế ISS

Cuộc sống của các phi hành gia trên ISS cũng rất khác biệt so với cuộc sống trên địa cầu vì thiếu đi trọng lực và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS - International Space Station) là một tổ hợp công trình quốc tế, được hợp tác xây dựng bởi 5 cơ quan không gian bao gồm: NASA (Mỹ), RKA (Nga), CSA (Canada), ESA (châu Âu) và JAXA (Nhật Bản). ISS được bắt đầu xây dựng từ năm 1998, hoạt động trên quỹ đạo tầm thấp của Trái đất.

Những sự thật thú vị bên trong trạm vũ trụ quốc tế ISS
ISS bay ở độ cao 354km so với mực nước biển và di chuyển với tốc độ 27.358km/h.

ISS được bắt đầu hình thành khi 2 mô-đun của trạm vũ trụ được lắp ráp với nhau trên không gian. Một điều khá thú vị là 2 mô-đun của ISS được phát triển bởi 2 quốc gia khác nhau, cũng là 2 quốc gia có ngành khoa học vũ trụ phát triển nhất thế giới là Nga và Mỹ.

Phần mô-đun do Mỹ phát triển có tên gọi Unity, trong khi phần mô-đun do Nga xây dựng có tên gọi Zarya. Hai mô-đun này đã lắp ráp với nhau trên quỹ đạo của Trái đất và vẫn tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay.

Kể từ năm 2000, khi các phi hành gia đầu tiên đặt chân lên trạm vũ trụ quốc tế ISS, thì trong 21 năm qua, chưa có thời điểm nào ISS vắng bóng sự hiện diện của con người. Tính đến nay đã có hơn 230 người, là các phi hành gia và các nhà khoa học với nhiều quốc tịch khác nhau, đặt chân lên trạm vũ trụ ISS. Một điều đặc biệt, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có phi hành gia người Trung Quốc nào đặt chân lên ISS.

Trạm ISS có thể duy trì tối đa 9 nhà khoa học, tuy nhiên thường chỉ có 3 phi hành gia hiện diện trên trạm vũ trụ này. Các nhóm phi hành gia 3 người sẽ thay đổi luân phiên hoạt động sau một quá trình nghiên cứu trên ISS. Ở thời điểm hiện tại đang có 7 nhà khoa học làm việc trên ISS.

Bên trong trạm ISS được trang bị những thứ cần thiết cho sinh hoạt của các phi hành gia, bao gồm 2 phòng tắm, một phòng tập gym cũng như khi ngủ nghỉ và hơn 50 máy tính để điều khiển trạm không gian này.

Cuộc sống của các phi hành gia trên ISS cũng rất khác biệt so với cuộc sống trên địa cầu vì thiếu đi trọng lực và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Lương thực, nước uống và các nhu yếu phẩm sẽ được cung cấp cho các phi hành gia từ địa cầu thông qua những chiếc tàu vũ trụ chở hàng, trong khi đó nước thường sẽ được tái chế để uống hoặc tắm rửa. Phi hành gia cũng phải làm quen với cách sử dụng nước khác biệt so với ở địa cầu khi nước sẽ tồn tại dưới dạng những giọt nước hoặc quả cầu nhỏ do không có trọng lực.

Trạm vũ trụ quốc tế ISS đang bay ở độ cao 354km so với mực nước biển và di chuyển với tốc độ 27.358km/h (17.000 dặm/giờ), giúp cho trạm vũ trụ này có thể di chuyển được 16 vòng quỹ đạo xung quanh Trái đất mỗi ngày.

Những sự thật thú vị bên trong trạm vũ trụ quốc tế ISS
Các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế.

Một điều khá thú vị là những người trên địa cầu hoàn toàn có thể nhìn thấy trạm ISS bằng mắt thường. Dấu hiệu để nhận thấy đó là trạm vũ trụ ISS trên bầu trời, chứ không phải là một chiếc máy bay thương mại, đó là ISS di chuyển nhanh hơn máy bay thương mại, nhưng chậm hơn một ngôi sao băng, và nó phát ra ánh sáng liên tục do phản chiếu ánh nắng mặt trời. Dĩ nhiên cần phải tra cứu lịch di chuyển của ISS để bạn có thể biết được lúc nào thì trạm vũ trụ này di chuyển qua khu vực bạn đang sinh sống.

Hiện quá trình xây dựng và phát triển của ISS vẫn đang được tiếp tục để có thể tạo nên một phòng thí nghiệm khổng lồ trên quỹ đạo của Trái đất. Trạm ISS có khối lượng gần 420 nghìn tấn, sử dụng năng lượng mặt trời để hoạt động với một mảng pin năng lượng mặt trời lớn tương đương 8 sân bóng rổ được phủ xung quanh trạm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vật thể từ vũ trụ từng rơi xuống những nơi khó ngờ nhất trên Trái đất

Vật thể từ vũ trụ từng rơi xuống những nơi khó ngờ nhất trên Trái đất

Từ khi con người bắt đầu phóng tên lửa vào không gian, các mảnh vỡ từ vũ trụ đã quay lại Trái đất ở nhiều địa điểm bất ngờ.

Đăng ngày: 11/05/2021
Kinh hãi ngôi sao hình... sợi mì, quấn chặt lỗ đen

Kinh hãi ngôi sao hình... sợi mì, quấn chặt lỗ đen "quái vật"

Cảnh tượng kinh dị, độc đáo của vũ trụ thực ra là kết cục của việc lỗ đen quái vật cố nuốt một ngôi sao khổng lồ.

Đăng ngày: 10/05/2021
Tên lửa Trung Quốc rơi gần Maldives

Tên lửa Trung Quốc rơi gần Maldives

Một mảnh lớn từ tên lửa Trường Chinh 5B của Trung Quốc rơi xuống vùng biển gần quốc đảo Maldives trên Ấn Độ Dương ngày 9/5.

Đăng ngày: 10/05/2021
Tiết lộ

Tiết lộ "nội thất" khó tin của hành tinh có "vỏ mây, ruột mưa"

Hành tinh đeo nhẫn nổi tiếng của Hệ Mặt trời chứa một lớp mưa heli bên dưới lớp vỏ mây tuyệt đẹp, được tái hiện qua dữ liệu tàu vũ trụ Cassini của NASA.

Đăng ngày: 09/05/2021
Cái gì nằm ngoài biên giới của vũ trụ?

Cái gì nằm ngoài biên giới của vũ trụ?

Thế giới chúng ta đang biết không phải là vô hạn. Nhiều người thắc mắc, nếu vũ trụ hữu hạn thì nó phải là một phần của một cái gì đó.

Đăng ngày: 08/05/2021
Trung Quốc tham vọng đưa tàu vũ trụ tới rìa Hệ Mặt trời

Trung Quốc tham vọng đưa tàu vũ trụ tới rìa Hệ Mặt trời

Trung Quốc muốn " chạm tới" vùng xa xôi nhất của Hệ Mặt trời nhân dịp 100 năm thành lập đất nước để chứng minh vị thế cường quốc không gian.

Đăng ngày: 08/05/2021
Ảnh chụp tên lửa Trường Chinh 5B đang mất kiểm soát

Ảnh chụp tên lửa Trường Chinh 5B đang mất kiểm soát

Theo Gizmodo, hình ảnh được chụp bởi kính thiên văn thuộc Dự án Kính thiên văn Trực tuyến (Virtual Telescope Project) vào ngày 6/5.

Đăng ngày: 07/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News