Những thực phẩm người suy tim không nên ăn
Thực phẩm chứa nhiều muối, đường, chất béo bão hòa, cồn có thể khiến tình trạng suy tim tăng nặng và không tốt cho sức khỏe người bệnh.
Theo bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, bên cạnh dùng thuốc do bác sĩ chỉ định, người bệnh suy tim nên lưu ý chế độ ăn uống hàng ngày. Ăn uống khoa học, tránh các chất gây hại tim mạch giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng, làm chậm quá trình tiến triển bệnh.
Thức ăn mặn, nhiều muối: Người suy tim không nên ăn quá mặn bởi muối có thể gây tăng huyết áp. Bác sĩ Duy Tùng dẫn các nghiên cứu cho thấy có đến 75% bệnh nhân suy tim có tiền sử tăng huyết áp. Tiếp tục ăn mặn có thể thúc đẩy suy tim tiến triển. Thực phẩm người bệnh suy tim không nên tiêu thụ bao gồm các loại khô tẩm muối (khô cá, khô bò...), nước chấm hoặc nước sốt công nghiệp (sốt BBQ, sốt chua ngọt, sốt teriyaki, tương ớt, tương cà...), đồ ăn đóng hộp, đồ ăn lên men (muối chua) và thức ăn nhanh.
Ngũ cốc tinh chế: Tiêu thụ nhiều hơn 350 g ngũ cốc tinh chế mỗi ngày góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch so với nhóm tiêu thụ dưới 50 g ngũ cốc tinh chế mỗi ngày. Ngũ cốc tinh chế chứa ít chất xơ, tiêu thụ nhiều có thể tăng huyết áp, trầm trọng thêm suy tim. Thực phẩm chứa ngũ cốc tinh chế như mì, nui, bún, miến, bánh phở...
Thịt chế biến sẵn: Chứa nhiều muối natri, chất béo bão hòa, cholesterol và chất béo chuyển hóa hại sức khỏe tim mạch. Nhóm này bao gồm xúc xích, thịt nguội, thịt xông khói, thịt hộp, thịt đông lạnh.
Sữa không tách béo (sữa nguyên kem): Hàm lượng chất béo bão hòa cao trong sữa không tách béo có thể tăng mức cholesterol xấu trong máu, gây xơ vữa động mạch, khiến suy tim trở nặng. Người bệnh không nên dùng sữa chua tách béo và chế phẩm từ loại sữa này như phô mai, sữa chua, bơ động vật nguyên kem...
Ăn thực phẩm nhiều đường không tốt cho tim. (Ảnh: Freepik).
Bánh kẹo, nước ngọt: Chứa nhiều đường, làm tăng chỉ số đường huyết, thúc đẩy các phản ứng viêm trong mạch máu và mô cơ tim, tăng tốc tiến trình suy tim.
Thực phẩm chiên rán: Giàu calo, chứa nhiều chất béo bão hòa và muối, có thể thúc đẩy nguy cơ tăng huyết áp và xơ vữa động mạch. Tiêu thụ quá mức nhóm thực phẩm này dễ tăng cân, gây áp lực lên tim và thúc đẩy suy tim tiến triển.
Rượu, bia: Uống rượu bia nhiều có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh cơ tim do rượu (alcoholic cardiomyopathy) hoặc ung thư... Tất cả đều là những bệnh lý nền có thể thúc đẩy suy tim tiến triển. Tuy vậy, sử dụng rượu, bia ở mức cho phép có thể mang lại lợi ích, giảm sự phát triển của bệnh suy tim. Người bệnh có thể dùng rượu bia trong ngưỡng an toàn (dưới 28 g cồn một ngày đối với nữ và 56 g cồn một ngày đối với nam).
Người bệnh suy tim nên ăn nhiều rau củ quả, thịt nạc, đạm thực vật từ đậu nành. Một số tinh chất thiên nhiên như GDL-5 chiết xuất từ phấn mía Nam Mỹ có tác dụng điều hòa hoạt động men HMG-CoA reductase và tăng hoạt hóa receptor tế bào. Từ đó hỗ trợ giảm các nguy cơ tăng mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh tim mạch.
Bác sĩ Duy Tùng cho biết người bệnh suy tim cũng nên tránh thừa chất lỏng trong cơ thể. Khi cơ thể giữ quá nhiều nước, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu qua hệ thống mạch máu. Khi tim suy yếu, việc này có thể làm tồi tệ thêm tình trạng bệnh, tăng nguy cơ biến chứng phù nề, gây sưng to ở các bộ phận như chân, bàn chân và bụng. Tình trạng này còn gọi là suy tim sung huyết, một trong những biến thể nguy hiểm của bệnh suy tim do thừa chất lỏng gây ra.

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu
Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?
Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Một kiểu "dậy sớm" có hại không kém thức khuya, có nguy cơ đột tử
Ai cũng hiểu chân lý "ngủ sớm, dậy sớm tốt cho sức khỏe", nhưng nếu cứ mù quáng chạy theo việc dậy sớm mà không xem xét tình trạng cụ thể của cơ thể thì rất có thể bạn sẽ phải rước hậu quả trầm trọng.
