Những thước phim ấn tượng đạt giải Nikon Small World in Motion 2021

Một chiếc video đột phá về các sinh vật đơn bào di chuyển xung quanh ruột của một con mối đã giành chiến thắng trong cuộc thi Nikon Small World in Motion 2021.


Cuộc thi được tổ chức để tôn vinh nhiếp ảnh chụp bằng kính hiển vi.

Trong năm thứ 11 được tổ chức, cuộc thi video quay dưới kính hiển vi này tiếp tục mang đến những cái nhìn đáng kinh ngạc về thế giới sinh vật siêu nhỏ bé.

Trong gần 50 năm, cuộc thi ảnh Nikon Small World đã được tổ chức để tôn vinh nhiếp ảnh chụp bằng kính hiển vi. Và cách đây 11 năm, cuộc thi này đã bổ sung thêm một hạng mục về video được gọi là Small World in Motion. Nikon cho biết cuộc thi là minh chứng cho sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ kính hiển vi mới.

Giải nhất - Quan hệ cộng sinh của mối và ký sinh trùng đơn bào

Đạt giải cao nhất năm nay là một video chưa từng có về mối quan hệ cộng sinh giữa mối và sinh vật nguyên sinh, những vi sinh vật nhỏ bé sống ký sinh trong ruột của chúng. Những vi sinh vật này giúp mối tiêu hóa gỗ nhưng nổi tiếng là nhạy cảm với ánh sáng và oxy, điều đó khiến việc ghi lại những hình ảnh chuyển động mà không giết chết ngay cả vật chủ & vật ký sinh này là rất khó khăn.

Giải nhì - Sự hình thành và di căn của khối u trong cơ thể người

Vị trí thứ hai thuộc về Stephanie Hachey & Christopher Hughes, 2 nhà khoa học về sinh học phân tử đến từ Đại học California, Irvine. Hai nhà khoa học đã cố gắng tạo ra một video time-lapse đáng kinh ngạc cho thấy một khối u siêu nhỏ ở người đang hình thành và di căn như thế nào trong 10 ngày.

Giải ba - Bọ chét nước sinh con

Đứng ở vị trí thứ ba là nhiếp ảnh gia kính hiển vi người Ukraine - Andrei Savitsky với video kỳ thú về một con bọ chét nước đang sinh con.

Các video được đề cử khác

Các video nổi bật khác được đề cử trong năm nay bao gồm video time-lapse về một nhóm vi khuẩn phát triển trong 5 ngày, video siêu thực về 10 ngày phát triển của cây rêu và một video đáng kinh ngạc cho thấy mạng lưới tế bào thần kinh hình thành trong hồi hải mã trong não chuột. Mời các bạn cùng xem.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?

Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Đăng ngày: 03/04/2025
Sự thật

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá

Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Đăng ngày: 03/04/2025
Giải mã

Giải mã "bóng người" bí ẩn trên vỉa hè, có phải hiện tượng siêu nhiên?

Thảm họa hạt nhân Hiroshima và Nagasaki để lại nhiều câu hỏi bí ẩn, điển hình như những "bóng người" bí ẩn xuất hiện trên các vỉa hè, bậc thang công cộng ngoài đường phố.

Đăng ngày: 03/04/2025
Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium

Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Đăng ngày: 02/04/2025
Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News