Những việc cần làm sau khi nhổ răng khôn

Với nhiều người, điều đáng sợ nhất của việc nhổ răng khôn là cảm giác đau đớn, khó chịu của những ngày sau đó. Tuy nhiên, việc chăm sóc vết thương tốt sẽ đẩy nhanh sự hồi phục.

Làm khi ngay sau khi nhổ răng?

Theo bác sĩ Lưu Hà Thanh, khoa Răng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, sau khi nhổ răng số 8, bệnh nhân sẽ cần cắn chặt miếng gạc đã được đặt trong miệng và giữ chúng ở đúng vị trí nha sĩ vừa nhổ răng. Chúng ta có thể bỏ gạc sau khoảng một giờ nếu máu được kiểm soát tốt.

“Mặt khác, nếu vùng phẫu thuật vẫn tiếp tục chảy máu, hãy tiếp tục cắn một miếng gạc mới thêm 30-45 phút để máu ngừng chảy hoàn toàn”, BS Thanh khuyến cáo.

Vị chuyên gia lưu ý thêm bệnh nhân cần bắt đầu súc miệng bằng nước muối sau 24 giờ kể từ thời điểm phẫu thuật. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên súc miệng nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương vùng phẫu thuật. Đồng thời, bà nhấn mạnh mọi người nên súc miệng khoảng 2-3 lần/ngày, nhất là thời điểm sau khi ăn.

Dù làm đúng những bước trên, một số vấn đề có thể xảy ra ngay sau khi nhổ răng số 8:

Chảy máu: Sau phẫu thuật, một số trường hợp chảy máu sẽ xảy ra. BS Thanh cho hay trên thực tế, không hiếm trường hợp thậm chí chảy máu trong 24-48 giờ sau khi làm thủ thuật. Tuy nhiên, chúng ta không cần quá lo lắng về vấn đề này.

Theo vị chuyên gia, nếu chảy máu quá nhiều, bệnh nhân có thể thử điều chỉnh lại vị trí miếng gạc đang cắn. Việc chảy máu kéo dài có thể đến từ việc miếng gạc đang không gây đủ áp lực lên vùng mới nhổ răng.

BS Thanh cũng khuyến cáo bệnh nhân lúc này nên ngồi thẳng lưng, tránh các hoạt động thể chất, đồng thời dùng một túi nước đá liên tục chườm trong một vài giờ để giảm sưng.

Chúng ta có thể chườm khoảng 15 phút và nghỉ 15 phút sau đó. Vị chuyên gia nhấn mạnh không nên chườm đá liên tục vì có thể làm mặt bị bỏng lạnh.

Ngoài ra, nếu vẫn còn chảy máu, bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ để có thể can thiệp kịp thời.

Đau: Thông thường, sau khi nhổ răng, các bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân thuốc giảm đau. Do đó, bệnh nhân sẽ không cần quá lo lắng về việc bị đau sau khi hết thuốc tê. Mặt khác, các bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bệnh nhân về các cách để kiểm soát cơn đau. Do đó, mọi người nên chú ý lắng nghe và đảm bảo làm theo đúng các bước này.

BS Thanh cũng lưu ý mọi người một số vấn đề liên quan chế độ ăn ngay sau khi nhổ răng. Cụ thể, bệnh nhân nên lựa chọn ăn đồ ăn mềm, dễ nuốt và không cần nhai nhiều như bún, mỳ, cháo, súp… hoặc cắt nhỏ thức ăn trước khi dùng.

“Bệnh nhân cũng có thể sử dụng thêm sữa chua, nước hoa quả để bổ sung thêm vitamin cho cơ thể”, bà nói thêm.

Ngày thứ 2 sau nhổ răng

Một vấn đề khá phổ biến xuất hiện vào ngày thứ 2 sau khi nhổ răng số 8 là hiện tượng sưng tấy vùng phẫu thuật.

Theo BS Lưu Hà Thanh, sưng tấy là hiện tượng hoàn toàn bình thường sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý tình trạng sưng tấy thường trở nên tệ nhất trong khoảng 1-2 ngày đầu sau khi phẫu thuật.


Vệ sinh răng miệng là việc làm quan trọng sau khi nhổ răng nhưng cần chú ý không làm tổn thương vết rách. (Ảnh minh họa: national_cancer_institute).

Lúc này, mọi người có thể giảm thiểu tình trạng sưng tấy bằng cách chườm lạnh (phủ khăn) lên má, bên cạnh vùng phẫu thuật. Tiếp tục áp dụng chườm 15 phút và nghỉ 15 phút trong 24-48 giờ đầu tiên.

Bệnh nhân cũng cần đảm bảo uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ trong thời gian này. Việc tuân thủ điều trị sẽ giúp chúng ta giảm đau cũng như tình trạng sưng tấy.

BS Thanh cũng lưu ý nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn này là vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Theo vị chuyên gia, mọi người cần tiếp tục súc miệng bằng nước muối thường xuyên, ít nhất 2-3 lần một ngày. Bệnh nhân có thể bắt đầu vệ sinh răng miệng bằng bàn chải như bình thường, tuy nhiên cần chải nhẹ nhàng và tránh những động tác gây đau cho vùng lợi bị tổn thương.

“Răng khôn được xem là chiếc răng phức tạp nhất do chúng thường mọc lệch, mọc ngầm, gây đau và khó khăn trong việc phẫu thuật. Vì vậy, việc nhổ bỏ và chăm sóc, vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng rất quan trọng. Sau khi nhổ răng, người bệnh có bất kỳ biến chứng nào nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra lại”, BS Thanh kết luận.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Uống nước lá tía tô có tác dụng và tác hại đối với sức khỏe như thế nào?

Uống nước lá tía tô có tác dụng và tác hại đối với sức khỏe như thế nào?

Tía tô là một trong những loại cây thuốc dân gian lâu đời và được sử dụng rộng rãi nhất ở nước ta.

Đăng ngày: 12/05/2025
Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Đăng ngày: 10/05/2025
Con cái “giống” bố hay mẹ?

Con cái “giống” bố hay mẹ?

Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

Đăng ngày: 10/05/2025
Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

Đăng ngày: 09/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News