Những lầm tưởng về chiếc răng khôn
Không phải chiếc răng khôn chỉ mang lại phiền toái cho bạn như dễ bị nướu răng, hơi thở có mùi, mà trên thực tế chiếc răng hàm đặc biệt này cũng có nhiều hữu ích.
1. Răng khôn mọc khi nào?
Về cơ bản, mỗi người có 3 chiếc răng hàm phát triển ở góc trong của miệng. Khi bạn 6 tuổi, chiếc răng hàm đầu tiên bắt đầu mọc, cái thứ hai sẽ mọc khi bạn 12 tuổi. Cuối cùng, cái răng hàm thứ ba, cũng được gọi là răng khôn mọc trong độ tuổi từ 17-21 tuổi.
2. Tại sao lại gọi là răng khôn?
Vì độ tuổi trưởng thành là độ tuổi mà con người trở nên khôn ngoan hơn nên chiếc răng hàm thứ ba mọc vào thời điểm này được gọi là "răng khôn".
Nhiều người luôn tự hỏi răng khôn là răng thế nào và có nên nhổ bỏ hay không. (Ảnh: Howstuffwork)
3. Một số sự thật về chiếc răng khôn
Răng khôn rất hữu ích trong việc cắn và nhai thức ăn, tuy nhiên, nếu bị mọc lệch sẽ gây ra bệnh nướu răng.
Hầu hết các vấn đề về răng khôn đều xảy ra ở độ tuổi từ 15-25, có khả năng bạn sẽ không bao giờ phải đối mặt với chúng.
Rất khó khăn để làm sạch chiếc răng khôn vì nó có thể mọc sâu phía trong. Điều đó có thể khiến hơi thở có mùi, nhức quai hàm và gây ra các bệnh về lợi.
Răng khôn có thể là vấn đề với nhiều người nhưng đối với một số người khác, nó lại không gây ảnh hưởng gì cả nên không cần thiết phải loại bỏ.
Nếu bạn muốn loại bỏ răng khôn, tốt hơn là nên nhổ khi còn trẻ (ở độ tuổi 20) do xương hàm khi đó còn mềm, các nha sĩ sẽ dễ dàng loại bỏ. Hơn nữa, quá trình phục hồi cũng sẽ nhanh hơn.
Việc loại bỏ răng khôn gần như không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nhưng có thể có một số rủi ro liên quan đến phẫu thuật. Bạn sẽ ít gặp các vấn đề liên quan đến răng khôn khi ở độ tuổi trên 30. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
