Nhược điểm của lời nói dối

Sự thật sẽ làm bạn thanh thản nhưng tìm ra được nó không dễ dàng chút nào. Chúng ta tự dệt nên cả một mạng lưới phức tạp trong lúc cố xác định ai đang lừa dối. Gần như mọi người, thậm chí những người có kinh nghiệm đối phó với những kẻ lừa dối, phát hiện ra lời dối trá chỉ nhờ tình cờ.

Những kết luận trên xuất phát từ sự phân tích diện rộng đầu tiên về sự khác biệt cá nhân trong việc phát hiện lừa dối. Hai nhà tâm lý học Charles Bond Jr., ĐH Thiên chúa giáo Texas ở Fort Worth và Bella DePaulo, ĐH California, Santa Barbara cho biết sự phân tích các phát hiện đến nay cho thấy một số người dễ biểu hiện tính cách còn nhiều người khác bí ẩn hơn.

Theo bảng câu hỏi của các tình nguyện viên, sự đáng tin cậy của một người quan trọng hơn tính trung thực trong việc người đó có bị cho là kẻ nói dối hay không. Các nhà tâm lý học đánh giá tính thành thật của một số người ngay từ phút đầu, cho dù họ có nói sự thật hay không. Các công trình nghiên cứu trước phát hiện người có nét mặt trẻ con có vẻ đáng tin trong khi những người nhìn có vẻ lo lắng hoặc hay đảo mắt thường bị đóng mác không đáng tin.

Công trình mới này cho thấy tình nguyện viên thường tin vào những người nói dối nhưng họ cho là đáng tin hơn những người nói thật bị dán nhãn không đáng tin.

Cuộc điều tra mới này thách thức một quan điểm mà các nhà tâm lý học Maureen O’Sullivan, ĐH San Francisco và Paul Ekman, ĐH California, San Francisco bảo vệ cho rằng có một số ít người có kinh nghiệm đáng kể trong việc lật tẩy người nói dối có thể làm được điều đó với độ chính xác cao. O’Sullivan và Ekman đã phát hiện thiểu số các nhà điều trị tâm lý nhanh chóng phát hiện một người có nói dối về cảm xúc của họ hay không, hay các nhân viên cảnh sát nhanh chóng nhận ra sự lừa dối liên quan đến tội ác của nghi phạm.

Nhược điểm của lời nói dối

O’ Sullivan cho biết: “Con người khác nhau đáng kể trong việc phát hiện chính xác lời nói dối nếu bạn chọn đối tượng nghiên cứu phù hợp.”

Các nhà nghiên cứu áp dụng công cụ phân tích này vào dữ liệu từ 142 công trình thí nghiệm phát hiện nói dối trước đó. Trong những cuộc điều tra này, 19.801 người tham gia đoán đánh giá sự trung thực của 2.945 người đưa thông tin đúng hoặc sai. Nhiều công trình chỉ mời sinh viên đại học làm cả người đoán lẫn người nói dối, nhưng chỉ ít người có kinh nghiệm điều tra nói dối thật sự đánh giá việc lừa đảo liên quan đến nghề nghiệp của họ.

Nhìn chung, những người tham gia phát hiện nói dối chính xác trung bình 54%, trong khi trung bình 50% được dự báo là do tình cờ. Số liệu này tương ứng với những gì các nhà nghiên cứu đã biết.

Nhưng Bond và DePaulo tập trung vào thành quả của từng người, không phải con số trung bình nhóm. Họ phát hiện rằng tỉ lệ điều tra thành công nhất của một người trong các công trình này (khoảng 75%) không vượt quá tỉ lệ tối đa mà đoán bừa đạt được. Khác biệt cá nhân đối với độ chính xác khá bé, với số điểm xung quanh số trung bình là 54% đúng.

Những người có kinh nghiệm không biểu hiện lợi thế trước những người không kinh nghiệm. Những người này cũng không đạt độ chính xác cao hơn trong việc đánh giá những kẻ nói dối có động cơ mạnh, như nghi phạm, khi so sánh với những kẻ nói dối động cơ yếu hơn, như sinh viên đại học giả vờ vừa đánh cắp tiền.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện xu hướng đóng mác người nào là kẻ dối trá tùy thuộc vào việc họ có xem những người khác là thành thật hay không. Bond và DePaulo kêu gọi thực hiện những thí nghiệm kiểm tra độ phức tạp của sự phát hiện nói dối trong đời thực. Bên ngoài phòng thí nghiệm, con người thường suy luận ra sự lừa dối từ nhiều thông tin, không chỉ hành vi và lời nói nhất thời. Trong những trường hợp này, lời nói dối được xác định qua nhiều ngày, tuần hoặc lâu hơn, hơn là ngay lúc người ta nói dối.

O’ Sullivan cũng nhận thấy nhu cầu các cuộc nghiên cứu nhắm vào những vấn đề này. Nhưng bà vẫn tin rằng có một số người, nhờ vào kinh nghiệm nghề nghiệp của họ, có thể nhanh chóng phát hiện một số loại nói dối. Trong một công trình mới đang chờ xuất bản, bà và các cộng sự phát hiện những cảnh sát kinh nghiệm nhanh chóng nhận ra những lời nói dối nguy hiểm cao của những nghi phạm thực sự hơn khi họ phát hiện lời nói dối ít nguy hiểm của sinh viên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News