Nỗ lực tìm kiếm cá nước ngọt lớn nhất thế giới

Zeb Hogan là một nhà sinh vật học và nghiên cứu viên cá nước ngọt nổi tiếng. Anh đã dành nhiều năm để điều tra và tìm kiếm các loài cá khổng lồ trong các dòng sông và hồ nước ngọt trên khắp thế giới.

Cách đây hai thập kỷ, nhà sinh vật học cá ở Đại học of Nevada, Reno kiêm nhà thám hiểm National Geographic Zeb Hogan đang làm việc ở sông Mekong tại Đông Nam Á khi ông nảy ra ý tưởng cho dự án Megafishes, một nỗ lực nhằm tìm kiếm, nghiên cứu và bảo vệ những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Cốt lõi của dự án là trả lời câu hỏi: Loài cá nước ngọt nào lớn nhất?


Con cá đuối giữ kỷ lục cá nước ngọt lớn nhất thế giới hiện nay. (Ảnh: Zeb Hogan).

Trong nhiều năm, Hogan lùng sục các tuyến đường thủy trên Trái đất. Tuy nhiên, ông vẫn chưa thể tìm ra con cá nào nặng hơn cá tra dầu sông Mekong nặng 293 kg bắt ở Thái Lan vào năm 2005. Thay vào đó, nhà sinh vật học nhận thấy những loài cá sông khổng lồ trên khắp thế giới chưa được nghiên cứu đầy đủ và phần lớn trường hợp đang suy giảm nghiêm trọng, một số loài sắp tuyệt chủng.

Năm ngoái, nhóm nghiên cứu của Hogan ở Campuchia nhận được cuộc gọi của ngư dân cho biết họ bắt được một con cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong, lớn hơn nhiều so những con đã bắt trước đây. Con cá đuối dài 4 m và nặng 300 kg được Tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness công nhận là con cá nước ngọt lớn nhất thế giới trong năm 2022.

Phát hiện tiếp sức cho nỗ lực bảo tồn nhằm bảo vệ loài vật đồ sộ này. Khác với con cá tra dầu bị giết và bán lấy thịt vào năm 2005, con cá đuối bắt năm ngoái được thả khi còn sống, sau khi lắp thiết bị thu âm. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu theo dõi chuyển động của nó để tìm hiểu nhiều hơn về một loài họ gần như chưa biết gì. "Giờ đây chúng tôi có công cụ để nghiên cứu và bảo vệ các loài cá tuyệt vời này. Vẫn chưa quá muộn, con cá lớn vẫn ở ngoài kia", Hogan chia sẻ.

Trong dự án do Hiệp hội Địa lý Quốc gia tài trợ, Hogan xác định hơn hai chục loài có thể xếp vào nhóm "cá siêu lớn", gồm các loài cá nước ngọt có thể dài ít nhất 1,8m hoặc nặng 90,7kg. Chúng rất phong phú với hình dáng và lịch sử khác nhau, từ cá chép, cá nheo, lươn điện tới cá sấu mõm dài. Điểm chung giữa chúng là ngoài kích thước to lớn, nhiều loài có số lượng suy giảm do đánh bắt quá mức, xây đập, ô nhiễm, loài xâm hại và biến đổi khí hậu. Ví dụ, cá tầm thìa Trung Quốc có thể dài hơn 6 m được tuyên bố tuyệt chủng trong giai đoạn đầu nghiên cứu của Hogan.

Cá khổng lồ là chỉ báo cho sự lành mạnh của sông ngòi, vì vậy sự sụt giảm của chúng là dấu hiệu đáng lo ngại cho hệ sinh thái nước ngọt trên thế giới. Sau khi tập trung vào cá tra dầu sông Mekong ở đầu sự nghiệp, Hogan nghi ngờ loài cá này cùng với cá hô, loài cá chép lớn nhất thế giới, đã biến mất trên sông Mekong. Những loài khác có thể cạnh tranh danh hiệu cá lớn nhất bao gồm cá hải tượng long sống ở lưu vực sông Amazon tại Nam Mỹ và cá nheo châu Âu.

Đối với Hogan, quá trình tìm kiếm cá nước ngọt lớn nhất vẫn chưa kết thúc. "Con cá đuối này nhiều khả năng không phải cá thể lớn nhất tồn tại trên dòng sông. Ngư dân kể với tôi họ còn bắt được cá đuối lớn hơn thế. Một số chuyên gia cho rằng các loài cá khác, đặc biệt là hải tượng long, có thể đạt trọng lượng tương tự cá đuối. Những nhà khoa học nghiên cứu vòng sinh trưởng trên vảy của cá hải tượng long ở sông Essequibo tại Guyana chỉ ra chúng có thể nặng hơn đồng loại sống ở miền trung Brazil", Hogan chia sẻ. Ví dụ, quan hệ giữa chiều dài và khối lượng chỉ ra một con cá hải tượng long bắt cách đây hai năm ở Brazil dài khoảng 3m và nặng 245kg, sẽ nặng hơn 318 kg nếu ở Guyana.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Đây là loài rắn rất đa dạng và phân bố rất nhiều ở Việt Nam nước ta, vậy danh tính của chúng là gì và có thật sự nguy hiểm hay không?

Đăng ngày: 03/04/2025
Khoa học vừa có phát hiện bất ngờ về bộ phận sinh dục của rắn cái

Khoa học vừa có phát hiện bất ngờ về bộ phận sinh dục của rắn cái

Năm 2022 quả là 1 năm đáng nhớ cho những phát hiện lớn về cơ quan sinh dục ở giống cái, kể cả ở động vật và con người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?

Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?

Hổ khỏe hơn và săn mồi độc lập tốt hơn, nhưng sư tử nhanh nhẹn hơn và có tỷ lệ săn mồi thành công cao hơn nhờ đi theo bầy.

Đăng ngày: 31/03/2025
Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ

Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ "đau đầu"

Thời gian gần đây, một loài giun gây hại có nguồn gốc từ châu Á đang xuất hiện tràn lan trên khắp nước Mỹ, gây ra không ít phiền toái cho người dân nước này.

Đăng ngày: 31/03/2025
Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!

Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!

Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News