Nọc rắn có thể ra đời để tấn công kẻ thù chứ không phải để tự vệ

“Giết nó làm gì, không đụng gì tới nó thì nó đâu có cắn”, đây là câu nói mà nhiều người nhận được khi có ý định đập một con rắn khi nó bò vào nhà của họ.

Tuy nhiên, việc đập rắn để ngăn ngừa mối đe doạ dường như là một ý kiến khá hợp lý khi nghiên cứu gần đây cho thấy xét trên phương diện tiến hoá, nọc rắn đã hình thành như 1 công cụ để săn mồi chứ không phải phục vụ cho mục đích tự vệ.

Nọc rắn có thể ra đời để tấn công kẻ thù chứ không phải để tự vệ
Rất có thể nọc rắn đã phát triển như một công cụ để săn mồi.

Được biết, đây là khám phá mới của các nhà khoa học đến từ Bangor University (Wales) và Swansea University. Để đưa ra kết luận nói trên, nhóm chuyên gia được tiến hành thu thập gần 400 bài khảo sát trực tuyến đến từ những người nuôi bò sát, người chăn gia súc và những ai có công việc phải tiếp xúc thường xuyên với loài rắn.

Đi sâu vào khoảng 600 trường hợp bị rắn tấn công, chỉ một nhóm nhỏ người cho biết họ có triệu chứng đau đớn dữ dội ngay tức khắc. Bằng chứng này phần nào cho thấy nọc độc có lẽ đã không phát triển chủ yếu dành cho việc phòng vệ.

Trong bối cảnh một loài vật nào đó đang tấn công một con rắn, hành động táp vào cơ thể con vật đó của loài rắn không khiến nó có tổn thương gì nghiêm trọng ngay tức thời, và có thể cuộc tấn công đó vẫn sẽ tiếp tục diễn ra. Thử so sánh một chút thì ở loài ong, vết đốt của chúng được cho là phương án tự vệ vô cùng hiệu quả bởi bạn sẽ bị đau đớn rất nhanh chóng.

Từ những manh mối ban đầu, nhóm nhà khoa học nghĩ rằng rất có thể nọc rắn đã phát triển như một công cụ để săn mồi. Tuy nhiên, đây chỉ là những kết luận đầu tiên và bản thân các nhà nghiên cứu cũng cho rằng họ cần phải tiến hành thêm nhiều thử nghiệm khác mới có thể đưa ra khẳng định cuối cùng. Chẳng hạn như ở loài rắn hổ mang, nọc độc của chúng sẽ gây đau đớn ngay tức thì.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Voi vào hang núi lửa tìm muối để ăn

Voi vào hang núi lửa tìm muối để ăn

Những động vật ăn cỏ lớn như voi thường tìm kiếm các mỏ khoáng sản tự nhiên để bổ sung lượng natri đưa vào cơ thể vì khoáng chất từ thực vật và nước không đủ natri.

Đăng ngày: 30/03/2020
Những động vật cách ly đồng loại mắc bệnh truyền nhiễm

Những động vật cách ly đồng loại mắc bệnh truyền nhiễm

Ong mật, tinh tinh, ếch trâu Mỹ hay tôm hùm gai Caribe thường chủ động tránh xa đồng loài nhiễm virus hoặc vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm.

Đăng ngày: 28/03/2020
Động vật cái sống lâu hơn đực trung bình 18,6%

Động vật cái sống lâu hơn đực trung bình 18,6%

Không chỉ ở quần thể người (phụ nữ sống lâu hơn nam giới), các nhà khoa học phát hiện các động vật có vú khác cũng có tuổi thọ cao hơn con đực.

Đăng ngày: 26/03/2020
Loài chuột sống trên đỉnh núi lửa cao gần 7000m

Loài chuột sống trên đỉnh núi lửa cao gần 7000m

Các chuyên gia phát hiện động vật có vú sống ở độ cao lớn nhất thế giới, nơi cây không thể mọc và mức nhiệt xuống đến -65 độ C.

Đăng ngày: 26/03/2020
Vì sao loài xâm lấn lại nguy hiểm?

Vì sao loài xâm lấn lại nguy hiểm?

Hầu hết các hệ sinh thái trên thế giới là kết quả của hàng thiên niên kỷ tiến hóa của các loài sinh vật, thích nghi với môi trường cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng.

Đăng ngày: 24/03/2020
Lần đầu tiên phát hiện cóc giao phối khác loài

Lần đầu tiên phát hiện cóc giao phối khác loài

Cóc cái có thể chủ động giao phối với cóc đực thuộc loài khác nếu điều đó mang lại cơ hội thích nghi tốt hơn, nghiên cứu mới cho biết.

Đăng ngày: 23/03/2020
Dơi quỷ

Dơi quỷ "hôn" đồng loại để truyền máu

Khi kết bạn, dơi quỷ sẽ chải lông và chia sẻ thức ăn là máu hút được từ sinh vật khác qua đường miệng.

Đăng ngày: 23/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News