Nơi Đại Tây Dương và Caribbean gặp gỡ

Đảo Eleuthera thuộc Bahamas là nơi Đại Tây Dương và biển Caribbean hòa vào nhau chỉ qua một khe đá, mang đến những hình ảnh kỳ thú nhất về thiên nhiên.

Eleuthera là một trong nhiều hòn đảo của quốc gia Bahamas, nằm cách thủ đô Nassau khoảng 80km về phía Đông. Hòn đảo dài 180km, rộng khoảng 1,6km. Điểm khiến Eleuthera nổi tiếng là làn nước màu xanh nhạt của biển Caribbean đối diện với sắc xanh thăm thẳm và sâu hàng ngàn mét của Đại Tây Dương chỉ qua một vách đá.


Nhìn từ trên cao dễ dàng nhận ra sự khác biệt về màu sắc của hai mặt biển. (Ảnh: Bahamasvacation.com)

Một trong những nơi tuyệt vời nhất để nhìn ngắm hai mặt biển liền kề là Glass Window Bridge. Cây cầu nối liền thị trấn Gregory với khu Lower Bogue ở điểm hẹp nhất của đảo. Đây cũng là điểm được du khách ghé thăm nhiều nhất khi đến Eleuthera.

Tại đây, bạn có thể tận mắt thấy và so sánh hai màu xanh khác biệt của Đại Tây Dương và Caribbean. Dưới chân cầu là dải đá thấp như một thanh chắn hờ ngăn cách đôi bờ biển.

Trong hàng thế kỷ trước đã từng có một cây cầu đá tự nhiên nối liền bờ Bắc và Nam đảo Eleuthera. Đến những năm 1940, nhiều cơn bão làm vỡ kết cấu đá và cây cầu bê tông Glass Window đã được xây thay thế.


Hai dòng nước đại dương tan vào nhau ở giữa vách đá rộng chỉ hơn 10m. (Ảnh: Marie-Ange Ostré)

Nhiều thập kỷ qua đi, Glass Window thường xuyên được bảo dưỡng và sửa chữa. Trận bão lớn năm 1992 đã gây ra tổn hại mạnh đến cây cầu khiến cho giao thông đôi bờ bị ngăn trở. Tiếp theo là cơn bão Floyd năm 1999 đã phá hủy gần như toàn bộ Glass Window và phải mất vài tháng mới có thể thông xe trên xa lộ Queen.

Bề mặt địa lý của Eleuthera cũng bị thay đổi nhiều từ đó. Các công nhân làm đường trên đảo luôn phải bận rộn với việc gia cố phần đường và cầu bởi tác động của sự ăn mòn từ sóng biển.

Du khách có thể tự lái hoặc thuê xe đến thăm cây cầu đặc biệt. Nếu đi lên vỉa đá vươn mình ra ngoài biển, ở góc nhìn này, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy mẹ thiên nhiên quả là có sức sáng tạo vô biên.


Đại Tây Dương mạnh mẽ và ồn ào trong khi Caribbean có vẻ bình lặng hơn. (Ảnh: Pleasetakemeto.com)

Tuy nhiên, bạn phải hết sức thận trọng khi đến thăm cây cầu cùng các vỉa đá xung quanh nhất là khi biển động. Những con sóng cực kỳ mạnh mẽ có thể ập đến rồi tràn qua mặt cầu bất cứ lúc nào. Do không có dải đá ngầm giúp hạn chế sức mạnh của con sóng từ ngoài khơi xô vào bờ, nên nguy cơ rất lớn cả người cùng phương tiện giao thông bị đánh bật xuống biển.

Ngoài ra, tại Eleuthera, du khách cũng có thể chơi lướt ván tại bờ biển Surfers phía Nam thị trấn Gregory, thuộc bờ Đại Tây Dương, nơi có những con sóng cao và đẹp chỉ xếp sau Hawaii (Mỹ). Cuộc sống trên đảo rất thanh bình còn người dân rất hiếu khách. Bạn có thể ghé những nhà hàng, quán ăn bình dân để thưởng thức các loại hải sản bản địa hay thư thả bên những quầy bar sát biển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News