Nổi mụn ở mí mắt trên do đâu?

Nổi mụn ở mí mắt không nguy hiểm nhưng thường khiến người mắc bệnh khó chịu.

Nổi mụn ở mí mắt trên là gì?

Mụn ở mí mắt trên là một vết sưng đỏ nằm trên bề mặt của mí mắt. Các vết sưng giống như một nốt mụn, khi chạm vào thấy mềm và thường gây đau đớn. Mụn có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên mí mắt, thường gặp nhất là gần rìa mắt - nơi tiếp giáp giữa lông mi và mí mắt. Tình trạng này phổ biến ở trẻ em hơn cả.

Mí mắt có nhiều tuyến dầu để duy trì độ ẩm ổn định bên trong mắt, loại bỏ các vật lạ bằng cách tiết ra nước mắt. Những tuyến này đôi khi có thể bị tắc nghẽn do dầu cũ, tế bào da chết, vi khuẩn, ... Khi bị tắc nghẽn, các chất bẩn và vi trùng bắt đầu tích tụ trong tuyến dầu, gây nhiễm trùng và kết quả là nổi mụn ở mí mắt trên.

Đa phần các mụn ở mí mắt kéo dài trong vài ngày, sau đó vỡ ra và lành lại. Một số mụn sẽ tự lành, còn lại sẽ cần điều trị y tế.

Các triệu chứng của nổi mụn ở mí mắt trên là gì?

Các dấu hiệu khi nổi mụn ở mí mắt trên khác nhau giữa mỗi người. Nhưng nhìn chung, mụn thường được nhận diện qua một cục đỏ nổi trên mí mắt. Các triệu chứng khác thường gặp bao gồm:

  • Cảm giác khó chịu trong mắt
  • Đau mắt
  • Chảy nước mắt
  • Mí mắt sưng
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Đỏ và đau ở mép mí mắt

Mặc dù những triệu chứng này có liên quan đến mụn nổi ở mí mắt, chúng cũng có thể là dấu hiệu của các tình trạng nhiễm trùng mắt khác. Quan trọng nhất là liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt để nhận được chẩn đoán thích hợp.

Nổi mụn ở mí mắt trên do đâu?
Các dấu hiệu khi nổi mụn ở mí mắt trên khác nhau giữa mỗi người.

Điều gì gây nổi mụn ở mí mắt trên?

Mụn ở mí mắt có thể hình thành khi một tuyến dầu trong mí mắt bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng thường được gây ra bởi vi khuẩn Staphylococcus. Những vi khuẩn này thường sống xung quanh bề mặt của mí mắt mà không gây ra bất kỳ tác hại nào. Tuy nhiên, khi một tuyến dầu bị tắc nghẽn với tế bào da chết hoặc dầu cũ, những vi khuẩn này có thể bị mắc kẹt trong tuyến và gây nhiễm trùng.

Nhiễm trùng có thể xảy ra trong các khu vực sau:

  • Nang lông mi: Đây là một lỗ nhỏ trên da mà một lông mi riêng lẻ mọc ra.
  • Tuyến bã nhờn: Tuyến này được gắn vào nang lông mi và tạo ra một chất nhờn gọi là bã nhờn, giúp bôi trơn lông mi để ngăn không cho chúng bị khô.
  • Tuyến apocrine: Tuyến mồ hôi này được gắn vào nang lông mi và giúp mắt không bị khô.

Điều trị mụn ở mí mắt trên

Trong nhiều trường hợp, mụn trên mí mắt sẽ tự biến mất. Bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp khắc phục tại nhà để tăng tốc thời gian phục hồi của bạn.

  • Chườm khăn ấm: Bác sĩ nhãn khoa khuyên rằng bạn nên ngâm một chiếc khăn sạch trong nước ấm, vắt nước thừa rồi đắt lên mí mắt nổi mụn. Mỗi ngày thực hiện 3-4 lần, mỗi lần khoảng 10-15 phút. Điều này giúp giải phóng mủ và dịch, loại bỏ nhiễm trùng từ tuyến dầu.
  • Sử dụng kem kháng sinh: Bác sĩ cũng có thể đề nghị sử dụng một loại kem kháng sinh nếu bạn có nhiều hơn một stye, hoặc nếu bạn tiếp tục bị dính mí mắt.
  • Tránh cọ xát mắt: Mặc dù bị mụn ở mắt sẽ khiến bạn rất khó chịu, nhưng tuyệt đối không được cọ, dụi, tiếp xúc với vết mụn. Điều này có thể khiến tình trạng tệ hơn, thậm chí là lây lan sang khu vực khác.
  • Ngưng sử dụng kính áp tròng: Nếu bạn thường xuyên sử dụng kính áp tròng, hãy chuyển sang kính gọng cho đến khi mắt lành hẳn. Hãy vứt bỏ kính áp tròng cũ và đeo kính mới khi mụn đã lặn.
  • Ngưng trang điểm mắt: Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng không nên sử dụng bất kì loại trang điểm nào ở khu vực mắt khi mụn bắt đầu xuất hiện. Vì nó có thể mang đến nhiều loại vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Phẫu thuật: Nếu mụn không biến mất bằng kháng sinh hoặc các phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ. Đây là một hiện tượng hiếm khi xảy ra.

Mụn ở mí mắt sẽ tự biến mất?

Trong nhiều trường hợp, mụn ở mí mắt sẽ tự biến mất trong một vài ngày. Ngay cả khi tình trạng cần đến một số điều trị đặc biệt, mụn vẫn sẽ khỏi mà không gây ra bất kì biến chứng nào.

Làm thế nào có thể ngăn ngừa mụn nổi ở mí mắt?

Nổi mụn ở mí mắt trên lẫn dưới luôn luôn có thể điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Rửa mí mắt mỗi ngày bằng nước ấm
  • Khử trùng kính áp tròng và thay chúng thường xuyên
  • Tẩy trang mắt trước khi đi ngủ
  • Tránh dùng chung khăn với bất cứ ai bị mụn ở mắt
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nổi hạch nách là dấu hiệu bệnh gì?

Nổi hạch nách là dấu hiệu bệnh gì?

Hạch nách có thể do tiêm vắc xin lao hoặc bị viêm nhiễm, nhiễm trùng, HIV-AIDS, Brucella và ung thư.

Đăng ngày: 02/12/2019
Nguyên nhân gây tê mỏi chân tay và cách xử lý

Nguyên nhân gây tê mỏi chân tay và cách xử lý

Tê mỏi chân tay là tình trạng thường gặp ở mọi độ tuổi, giới tính. Nguyên nhân của nó vô cùng đa dạng, từ chấn thương đến các bệnh lí nguy hiểm.

Đăng ngày: 26/11/2019
Nguyên nhân gây chóng mặt buồn nôn

Nguyên nhân gây chóng mặt buồn nôn

Chóng mặt buồn nôn là hiện tượng nhiều người gặp phải, với những nguyên nhân khác nhau. Thường gặp nhất là bà bầu, người huyết áp thấp, ...

Đăng ngày: 23/11/2019
Viêm da dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm da dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm da dị ứng là một căn bệnh dai dẳng, gây khó chịu cho người bệnh. Về lâu dài, nó dễ dàng tái phát và biến chứng thành nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Đăng ngày: 22/11/2019
Bệnh viêm phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm phổi là căn bệnh dễ gặp ở trẻ nhỏ và người già. Căn bệnh này có thể do virus, vi khuẩn gây nên.

Đăng ngày: 20/11/2019
Viêm niệu đạo ở nam giới: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm niệu đạo ở nam giới: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm niệu đạo ở nam giới cần được điều trị nhanh chóng, dứt điểm, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Đăng ngày: 19/11/2019
Triệu chứng và cách phòng ngừa gan nhiễm mỡ độ 2

Triệu chứng và cách phòng ngừa gan nhiễm mỡ độ 2

Gan nhiễm mỡ độ 2 là giai đoạn nguy hiểm khi gan bị nhiễm mỡ. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 13/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News