"Nữ hoàng" ong mặt quỷ mở đầu cuộc xâm lấn châu Âu
Theo phân tích gene, toàn bộ ong mặt quỷ xâm lấn châu Âu ngày nay có thể là hậu duệ của một con ong chúa duy nhất từ Trung Quốc.
Các loài xâm lấn có khả năng lan rộng nhanh chóng ở những hệ sinh thái chưa có sự chuẩn bị sẵn, gây ra thiệt hại lớn. Ong mặt quỷ (Vespa velutina), còn gọi là ong bắp cày sát thủ, cũng không ngoại lệ. Chúng lần đầu xuất hiện ở châu Âu gần 20 năm trước và đến Anh vào năm 2016. Chúng mở rộng môi trường sống hơn 80 km một năm trong lúc săn ong mật, ruồi và côn trùng khác.
Mẫu vật ong mặt quỷ thu thập tại Dublin, Ireland. (Ảnh: Aidan O'Hanlon).
Qua phân tích gene, nhóm chuyên gia từ Đại học College Cork, Ireland, nhận thấy sự xâm chiếm nhanh chóng và rộng rãi của ong mặt quỷ ở phương tây có khả năng bắt nguồn từ một con ong bắp cày duy nhất di chuyển từ Trung Quốc đến Pháp năm 2004, Science Alert hôm 26/12 đưa tin. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Journal of Hymenoptera.
Nhà động vật học Eileen Dillane tại Đại học College Cork cùng các đồng nghiệp phân tích ba gene thu thập khi ong mặt quỷ xuất hiện lần đầu tại Ireland hồi tháng 4/2021. Sau đó, họ so sánh chúng với trình tự gene của ong bắp cày hiện diện trên khắp châu Âu. Tất cả đều là gene ty thể, được truyền qua các thế hệ con cái.
"Nghiên cứu trước đó đã chỉ ra, ong mặt quỷ ở châu Âu có chung dòng dõi di truyền, dựa trên các nghiên cứu về một gene đơn lẻ. Chúng tôi tiến thêm một bước và xem xét hai gene bổ sung, nhạy hơn trong việc phát hiện sự biến dị trong quần thể xâm lấn", Dillane giải thích.
Kết quả cho thấy, dòng ong mẹ ở Dublin, Ireland, cũng giống với dòng ở châu Âu. "Nghiên cứu của chúng tôi, cùng với nghiên cứu của các nhóm khác, chỉ ra rằng toàn bộ quần thể Vespa velutina ở châu Âu, hiện có khả năng lên tới hàng triệu cá thể, là hậu duệ của một con ong chúa duy nhất đến từ Trung Quốc khoảng 15 - 20 năm trước", nhóm nghiên cứu cho biết.
Tại Đông Nam Á, ong mặt quỷ là loài bản địa và săn ong mật châu Á. Ong mật châu Á có hệ thống cảnh báo và phòng thủ phức tạp. Chúng sẽ giam giữ ong bắp cày trong một khối cầu ong, khiến kẻ tấn công nóng đến chết. Tuy nhiên, ong mật châu Âu không có cơ chế phòng thủ như vậy và trở thành mục tiêu dễ dàng của ong mặt quỷ. Điều này khiến các chuyên gia lo ngại về hoạt động thụ phấn ở châu Âu.
Vết đốt của ong mặt quỷ có thể khiến một số người dị ứng, nhưng chúng không hung dữ với con người, khác với ong bắp cày châu Âu. Nhóm của Dillane cho rằng sự đa dạng di truyền cực thấp trong quần thể ong mặt quỷ ở châu Âu có thể mang đến tiềm năng kiểm soát sinh học. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo, biến đổi khí hậu có thể làm tăng nguy cơ xâm lấn thành công trong tương lai nên luôn cần duy trì cảnh giác.

Bí quyết giữ hoa đào tươi lâu trong dịp Tết
Bí quyết nhỏ sau đây sẽ giúp bạn cách nuôi dưỡng nụ, giữ hoa đào tươi lâu, được bền hoa và bông nở đẹp trong những ngày Tết.

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày
Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Bạn có biết: Dưới da mặt bạn, hàng trăm con bọ "siêu nhỏ" ung dung sống?
Có tới hàng trăm con Demodex, hay còn gọi là bọ lông mi, sống ở những vùng khác nhau trên mặt người. Ban ngày chúng trốn kỹ, ban đêm mới trườn ra bề mặt da người để giao phối và đẻ trứng...

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người
Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.
