Nữ phi hành gia sắp lập kỷ lục ở lâu nhất trong vũ trụ
Phi hành gia Christina Koch sẽ lập kỷ lục mới với 328 ngày trên trạm ISS, giúp NASA tìm hiểu ảnh hưởng của chuyến bay dài lên cơ thể người.
Phi hành gia Christina Koch chia sẻ cảm xúc sau khi nhận thông báo gia hạn nhiệm vụ của NASA.
Phi hành gia 40 tuổi Christina Koch sẽ lập kỷ lục mới khi trở thành người phụ nữ ở ngoài vũ trụ lâu nhất trong một lần bay, theo thông báo hôm 17/4 của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Koch tới Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) hôm 14/3 và sẽ ở trên quỹ đạo tới tháng 2/2020. Như vậy, nữ phi hành gia sẽ ở trên trạm ISS trong 328 ngày liên tiếp.
"Cảm giác thật tuyệt vời", Koch chia sẻ. "Tôi đã biết tới khả năng này suốt một thời gian dài và đúng là ước mơ đã trở thành sự thực". Nếu tất cả diễn ra theo đúng kế hoạch, Koch sẽ phá kỷ lục 288 ngày do phi hành gia về hưu Peggy Whitson lập ra vào năm 2017 và chỉ kém một chút so với kỷ lục ở lâu nhất trong vũ trụ (340 ngày) của cựu phi hành gia Scott Kelly vào năm 2016.
Phi hành gia Christina Koch làm việc trên trạm ISS. (Ảnh: UPI).
Thông báo được NASA đưa ra chỉ vài tuần sau quyết định hoãn chuyến đi bộ không gian toàn nữ đầu tiên. Theo dự kiến, Koch sẽ thực hiện chuyến đi bộ bên ngoài trạm ISS cùng phi hành gia Anne McClain vào hôm 29/3, nhưng NASA thay đổi kế hoạch do chỉ có sẵn một bộ đồ vũ trụ cỡ trung bình. Thay vào đó, Koch thực hiện nhiệm vụ cùng với đồng nghiệp nam Nick Hague.
Để chuẩn bị đưa phi hành gia vào không gian sâu, NASA đang cố gắng tìm hiểu nhiều hơn về những ảnh hưởng của chuyến bay dài lên cơ thể người. "NASA đang tìm cách tăng cường hiểu biết khi để các phi hành gia ở trong vũ trụ trên 250 ngày. Việc gia hạn thời gian ở trạm ISS của Christina sẽ cung cấp thêm dữ liệu cho Chương trình nghiên cứu con người của NASA và hỗ trợ các nhiệm vụ tương lai lên Mặt Trăng và sao Hỏa", Jennifer Fogarty, nhà khoa học ở Trung tâm vũ trụ Johnson tại Houston, cho biết.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
