Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị
Biết được cây bù dẻ tía có tác dụng chữa nhiều loại bệnh, PGS Nguyễn Thị Hoài đã tìm cách nghiên cứu thành phần hóa học của cây.
PGS Nguyễn Thị Hoài, Trưởng khoa Dược, Đại học Y Dược (Đại học Huế) biết đến cây bù dẻ tía thật tình cờ. Chị kể, từ xưa đã nghe chuyện những ông lang, bà mế vùng dân tộc có bài thuốc chữa khỏi nhiều bệnh. Để kiểm nghiệm, chị tìm về bản làng, thu thập mẫu cây nghiên cứu. Chỉ có những bằng chứng khoa học mới đủ thuyết phục về tác dụng của cây dược liệu này.
Năm 2012, tại vùng núi Quảng Trị, chị chọn lọc được 30 mẫu cây thuốc và mất hơn một năm làm thí nghiệm phân tích, nghiên cứu, sàng lọc các mẫu dịch chiết xuất từ cây.
Bằng nhiều phương pháp, đến nay nhóm nghiên cứu công bố đã phân lập được hai hợp chất quý có trong cây bù dẻ tía. Chúng có hoạt tính mạnh, có thể ức chế sự phát triển và diệt tế bào ung thư.
Cây bù dẻ tía phân bố nhiều ở các khu rừng thứ sinh của Việt Nam.
Chia sẻ với PV, PGS Hoài cho biết, nhóm nghiên cứu mới dừng ở mức thử nghiệm lên tế bào ung thư trong ống nghiệm. Để đến bước làm ra sản phẩm thuốc bán trên thị trường còn một chặng đường rất dài, sẽ phải qua các bước thử độc tính, làm trên chuột thí nghiệm, các đánh giá lâm sàng.
“Các nghiên cứu trên ống nghiệm đã cho kết quả rất tốt nhưng khi tác động lên cơ thể sống cần thêm nhiều đánh giá. Phải xem tác dụng của hoạt chất lên cơ thể sống ra sao? Hoạt chất này chuyển hóa thế nào trong cơ thể? Cơ thể có khả năng hấp thu được hay gây ra độc tính...”, PGS Hoài nói và cho biết hiện chưa có kinh phí để triển khai tiếp các nghiên cứu này.
Chị lý giải, thông thường kinh phí nhà nước cấp cho đề tài nghiên cứu sẽ là năm nay cho đề tài này, năm sau đề tài khác. Vì thế khó để nghiên cứu đến cùng ra sản phẩm có thể thương mại. Mặc dù vậy chị vẫn mong ước nhận được đầu tư để tìm ra bài thuốc quý cho người dân sử dụng giá rẻ.
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài. (Ảnh: Hà Phương).
Đánh giá cao ý nghĩa của công trình nghiên cứu này, Giải thưởng nghiên cứu khoa học dành cho nữ giới L’Oreal - UNESCO vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học đã trao giải thưởng Nhà khoa hoc nữ xuất sắc năm 2017 cho PGS Nguyễn Thị Hoài.
Chị hiện sở hữu 84 công trình nghiên cứu đã công bố trên các tạp chí khoa học, trong đó có 21 công trình công bố trên tạp chí quốc tế chuyên ngành. Trong số này có nhiều nghiên cứu về cây dược liệu có tác dụng ngăn ngừa, ức chế các tế bào ung thư, oxy hóa.
Cây bù dẻ tía có tên khoa học là Uvaria grandiflora Roxb. ex Hornem, thuộc họ Annonaceae. Bằng việc kết hợp các phương pháp sắc ký, hai saponin glycosid thuộc nhóm tritecpen là ardisiacrispin B (1) và sakurasosaponin (2) đã được phân lập từ phân đoạn n-butanol của cây bù dẻ tía. Cấu trúc của 2 saponin này được xác định bằng phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều, hai chiều (1D, 2D-NMR), phổ khối bụi điện tử (ESI-MS). Đây là lần đầu tiên hai hợp chất này được phân lập từ chi bù dẻ (Uvaria), họ na (Annonaceae). Bù dẻ tía là cây dây leo thân gỗ, dài 8-10 m, cành non có lông tơ màu vàng nâu. Lá lúc non có lông vàng, lúc già đổi màu nâu và có màu ôliu lúc khô. Cây có hoa thường mọc đơn độc, cuống hoa dài 1-2cm, có 2 lá dạng lớn. Cây ra hoa vào tháng 4-6, có quả tháng 8-9 hàng năm. Bù dẻ tía mọc trong rừng thứ sinh, ở độ cao dưới 300m, phân bố tự nhiên ở nhiều nơi như: Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa và Đồng Nai. Ngoài ra, cây còn phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Xrilanka, Malaysia và Indonesia. |

Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla
Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một nhà phát minh tài năng không kém. Đó chính là Nikola Tesla.

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”
Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ
Archimedes của Syracuse là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên văn học người Hy Lạp. Dù ít chi tiết về cuộc đời ông được biết, ông được coi là một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời kỳ cổ đại.

Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới
Các thiên tài thường có tính cách rất quái dị. Một vài người trong số họ có những thói quen lập dị như sơn móng tay màu hồng, sống phiêu bạt, không ăn đậu,... để tìm kiếm tri thức và theo đuổi những ý tưởng vĩ đại.

Êđixơn - cậu học sinh dốt nát và tâm thần!?
"Vì sao gà mái có thể ấp ra gà con được? Ta có thể ấp ra gà con được không?"... Ồ kìa! Êđixơn đang nằm sấp trên đống rơm ấp gà con. Mọi người biết chuyện đều cười rũ rượi, và coi cậu là một đứa trẻ ngốc nghếch!

Thời thơ ấu của những thiên tài vĩ đại
Tác giả của những phát minh vĩ đại, những đóng góp to lớn cho lịch sử nhân loại. Newton, Einstein, Napoleon được cả thế giới biết đến như những người hùng thực sự. Tuy nhiên đằng sau sự tài năng đó, họ ẩn chứa những tuổi thơ bình dị hay khác thường mà chúng ta rất đáng tìm hiểu.
