Núi lửa bất ngờ phun trào tạo ra bão sét

Núi lửa Etna bất ngờ phun trào dữ dội vào tuần trước, tạo ra những tia sét trên bầu trời phía đông đảo Sicily.

Theo Viện Địa vật lý và Núi lửa Quốc gia Italy (INGV), vụ phun trào xảy ra ngay trước lúc nửa đêm hôm 10/2 và không gây ra bất kỳ thiệt hại nào. Tuy nhiên, nó đã bắn một cột tro bụi cao tới 10km vào không khí.

Núi lửa bất ngờ phun trào tạo ra bão sét
Núi lửa Etna phun trào mạnh mẽ trên đảo Sicily của Italy. (Ảnh: AP)

Etna là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất ở châu Âu, nhưng không thường xuyên phun trào dữ dội như vậy. Những cơn bão núi lửa kèm theo sét mới chỉ được quan sát thấy vài lần ở Etna vào năm 2015 và năm 2021.

Sét núi lửa và sét trong mây bão đều hình thành do sự va chạm của các hạt, nhưng thay vì các hạt băng trong mây bão thông thường, sét núi lửa là do các hạt magma (đôi khi là cả băng) tạo nên, theo Adam Varble, nhà nghiên cứu giông bão tại Phòng thí nghiệm quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương.

Sự va chạm hoặc phân mảnh của đá và tro bụi tạo ra tĩnh điện trong miệng núi lửa, dẫn đến một hiện tượng được gọi là giông bão bẩn. Hơi ẩm đối lưu và sự hình thành băng cũng thúc đẩy động lực phun trào và có thể kích hoạt sét núi lửa.

Núi lửa bất ngờ phun trào tạo ra bão sét
Tia sét hình thành trong cột tro bụi và dung nham của Etna hôm 10/2. (Ảnh: AP)

Không giống như giông bão thông thường, sét núi lửa cũng có thể xảy ra trước khi bất kỳ tinh thể băng nào hình thành trong đám mây tro bụi. Nhà nghiên cứu Boris Behnke từ INGV cho biết thêm rằng, hiện tượng hiếm gặp này dễ bắt gặp hơn ở những ngọn núi lửa nằm gần biển.

Núi Etna nằm trên bờ biển phía đông đảo Sicily ở trung tâm Đại Trung Hải. Với chiều cao 3.357m và diện tích bao phủ lên tới 1.190km2, đây là ngọn núi lửa đang hoạt động lớn nhất ở Italy. Nó nằm trên ranh giới của mảng hội tụ châu Phi và mảng Á-Âu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bức

Bức "tường xanh" có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Nghiên cứu mới cho thấy việc che phủ mặt tiền của tòa nhà bằng thực vật có thể giảm hơn 30% lượng nhiệt thất thoát qua cấu trúc của nó.

Đăng ngày: 14/02/2022
Lá nhân tạo hút khí CO2 của Mỹ: Tiêu thụ điện tương đương bóng đèn LED nhưng hiệu quả cực cao

Lá nhân tạo hút khí CO2 của Mỹ: Tiêu thụ điện tương đương bóng đèn LED nhưng hiệu quả cực cao

Các kỹ sư tại Đại học Illinois Chicago ở Mỹ đã chế tạo một loại lá nhân tạo tiết kiệm chi phí có thể thu giữ khí CO2 cao hơn 100 lần so với các hệ thống hiện tại.

Đăng ngày: 14/02/2022
Hiện tượng tuyết rơi hiếm thấy tại Trung Đông

Hiện tượng tuyết rơi hiếm thấy tại Trung Đông

Ngày 27/1, tuyết đã bao phủ vùng Jerusalem và phía Đông Địa Trung Hải sau khi một cơn bão tuyết, cả vùng thánh địa đã biến thành một miền cổ tích trắng xóa tuyết.

Đăng ngày: 11/02/2022
Mưa rét ở miền Bắc bao giờ mới kết thúc?

Mưa rét ở miền Bắc bao giờ mới kết thúc?

Theo chuyên gia khí tượng, sang ngày 10/2, thời tiết ở khu vực phía Bắc bắt đầu ấm dần lên, kết thúc đợt rét sụt sùi kéo dài.

Đăng ngày: 09/02/2022

"Mặt tối" của tuyết nhân tạo trong Olympic mùa Đông Bắc Kinh

Việc tạo tuyết “ngốn” rất nhiều năng lượng và nước. Trong khi đó, Olympic mùa Đông Bắc Kinh năm nay cần 1,2 triệu mét khối tuyết để bao phủ khu vực thi đấu.

Đăng ngày: 08/02/2022
Hàng nghìn quả cầu băng phủ kín mặt hồ Michigan

Hàng nghìn quả cầu băng phủ kín mặt hồ Michigan

Những quả cầu băng khổng lồ xuất hiện dọc bờ hồ Michigan, một số có bề rộng lên tới hơn 90 cm.

Đăng ngày: 06/02/2022

"Siêu sét" dài gần 770km được công nhận kỷ lục thế giới

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) hôm 31/1 chính thức xác nhận hai kỷ lục về tia sét đơn dài nhất và tia chớp tồn tại lâu nhất.

Đăng ngày: 02/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News