Núi lửa có thể hủy diệt Nhật Bản sau 100 năm nữa
Nhật Bản có thể gần như bị phá hủy, kéo theo nguy cơ tàn phá cuộc sống của 95% dân số nước này, khi xảy ra một đợt phun trào núi lửa lớn trong khoảng 100 năm tới.
>>> Núi lửa bất ngờ phun trào làm nhiều người thiệt mạng ở Nhật
"Không phải cường điệu khi nói rằng một đợt phun trào núi lửa khổng lồ có thể khiến Nhật Bản biến mất", AFP dẫn lời một thành viên trong nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Kobe cho hay. Trong thế kỷ tới, Nhật Bản có thể gần như bị phá hủy dưới tác động của núi lửa và khoảng 127 triệu dân sẽ gặp nguy hiểm.
Một đợt phun trào ở núi lửa Ontake hồi tháng 9 từng khiến 57 người thiệt mạng. (Ảnh: Kyodo/Reuters)
Trong nghiên cứu, giáo sư Yoshiyuki Tatsumi và Keiko Suzuki phân tích quy mô và tần suất xuất hiện các vụ phun trào núi lửa trong hơn 120.000 năm qua. Họ dự đoán khả năng xảy ra phun trào lớn trong hơn 100 năm tới là khoảng 1%. Khi đó, cuộc sống của khoảng 120 triệu người sống ở Honshu, đảo chính của Nhật Bản, sẽ trở nên "vô vọng".
Các chuyên gia cảnh báo rằng con số này không nên được đánh giá thấp. Năm 1995, một trận động đất mạnh 7,2 độ Richter từng tàn phá thành phố cảng Kobe, khiến 6.400 người thiệt mạng và 4.400 người bị thương. Trước đó, nguy cơ cũng chỉ được dự đoán là 1%.
RT cho hay, trong 120.000 năm qua, 7 đợt phun trào mạnh từ một miệng núi lửa lớn ở đã xảy ra ở khu vực đảo Kyushu ở phía nam. Theo dự đoán, nếu xuất hiện hiện tượng này, toàn bộ khu vực sẽ bị chôn vùi dưới dung nham và các lớp đá nóng chảy chỉ trong hai giờ. Gió hướng tây sẽ mang theo tro bụi về phía đảo chính Honshu, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông, khiến nơi này "không thể sinh sống được".
Phun trào cũng có thể xuất phát từ núi lửa Kyushu ở khu vực Ioyama. Reuters dẫn lời một chuyên gia của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết dấu hiệu hoạt động núi lửa như các chấn động nhỏ đã được quan sát tại đây trong thời gian qua. Núi lửa Sakurajima cũng được xếp vào danh sách cảnh báo.
Núi lửa Ontake, nằm giữa hai tỉnh Nagano và Gifu, từng bất ngờ phun trào hồi tháng 9, khiến 57 người thiệt mạng và ít nhất 6 người mất tích

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
