Núi lửa dưới biển phun trào hình thành hòn đảo mới ở phía Nam thủ đô Tokyo
Theo phóng viên tại Tokyo, các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết một vụ phun trào núi lửa dưới đáy biển gần đây đã dẫn đến hình thành một hòn đảo mới gần đảo Iwo Jima, cách thủ đô Tokyo khoảng 1.200km về phía Nam.
Bức ảnh chụp từ máy bay của Kyodo News vào ngày 30/10/2023 cho thấy một cột hơi nước bốc lên từ vùng biển ngoài khơi Đảo Iwoto, trước đây gọi là Iwojima, ở Thái Bình Dương. Một hòn đảo mới có đường kính 100 mét, được hình thành bởi những khối đá phun ra từ các luồng hơi nước. (Ảnh: Kyodo)
Hòn đảo mới bao gồm chủ yếu là các khối đá, được hình thành ở phía Bắc vị trí núi lửa phun trào và là một phần của Quần đảo Ogasawara. Theo Viện nghiên cứu động đất thuộc Đại học Tokyo, hòn đảo có thể mở rộng hơn nếu núi lửa tiếp tục hoạt động.
Giáo sư Setsuya Nakada - Giáo sư danh dự về núi lửa tại Đại học Tokyo - cho biết magma đã phun trào dưới biển trong một thời gian ở đảo Iwo Jima. Đây được gọi là vụ phun trào phreatomagmatic (phun trào magma dạng giếng), với magma đông cứng thành đá bên dưới bề mặt.
Giáo sư Nakada đã đáp máy bay qua khu vực này tuần trước. Ông cho biết sau vụ phun trào ngày 30/10 vừa qua, magma đông đặc tích tụ bắt đầu vỡ ra trên bề mặt, khiến hòn đảo mới hình thành. Theo Giáo sư Nakada, hòn đảo bao gồm các đống đá bọt dễ bị xói mòn, song chừng nào núi lửa còn hoạt động thì khả năng hòn đảo này vẫn tồn tại là rất cao vì dòng dung nham sẽ giúp bảo vệ nó. Tuy nhiên, vẫn chưa chắc chắn liệu có tiếp tục xảy ra các vụ phun trào hay không.
Giáo sư Nakada cho biết thêm rằng cách thức hòn đảo này nổi lên tương tự cách một hòn đảo mới khác hình thành vào năm 2013, cuối cùng nhập vào Nishinoshima, một hòn đảo nằm trong chuỗi Ogasawara. Đảo Nishinoshima cũng được tạo ra từ một vụ phun trào núi lửa dưới biển, cuối cùng có đường kính khoảng 2km. Theo Giáo sư Nakada, có khả năng hòn đảo mới nhập vào đảo Iwo Jima nếu núi lửa tiếp tục phun trào.
Trước đó, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết kể từ ngày 21/10 đã phát hiện các đợt rung chấn cách nhau vài phút trên đảo Iwo Jima, sau đó là các vụ phun trào ngoài khơi bờ biển phía Nam.
Đảo Iwo Jima là một ngọn núi lửa đang hoạt động ở phía Nam chuỗi đảo Ogasawara. Đảo này cách núi lửa Fukutoku-Okanoba dưới biển khoảng 60 km về phía Bắc, nơi đã xảy ra vụ phun trào lớn dưới đáy biển vào năm 2021.

Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet
Sông Hualai ở Trung Quốc, dài hơn 17km nhưng có chiều rộng trung bình chỉ 15 cm. Nơi hẹp nhất của nó chỉ rộng 4cm.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại
Bạc là một trong những kim loại linh hoạt nhất trên Trái đất, với sự kết hợp độc đáo giữa các công dụng như một kim loại quý và kim loại công nghiệp.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?
Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?
