Núi lửa gần nhà máy điện hạt nhân Nhật sắp bùng nổ
Núi lửa Sakujarima gần nhà máy điện hạt nhân Sendai của Nhật Bản có thể phun trào dữ dội trong 30 năm tới, đe dọa cuộc sống cư dân xung quanh.
Trong báo cáo về hoạt động của núi lửa trên tạp chí Nature hôm 13/9, các nhà nghiên cứu trường Đại học Bristol, Anh cảnh báo dòng dung nham khổng lồ bên trong núi lửa Sakurajima có thể gây ra một vụ phun trào dữ dội tương tự như vụ phun trào năm 1914 từng khiến 58 người thiệt mạng, Express đưa tin.
Núi lửa Sakurajima, Nhật Bản có thể phun trào dữ dội trong 30 năm tới. (Ảnh: Sakurajima Volcano Research Center).
Núi lửa Sakurajima nằm trên đảo Kyushu, Nhật Bản, cách nhà máy hạt nhân Sendai 49km và nằm gần thành phố Kagoshima với 600.000 dân. Nó thường xuyên phun tro bụi và xảy ra nhiều vụ nổ nhỏ mỗi năm. Lần phun trào gần nhất của Sakurajima là hồi tháng 2 năm nay.
"Có khoảng 1,5km3 dung nham trong vụ phun trào núi lửa năm 1914. Từ dữ liệu thu được, chúng tôi cho rằng mất 130 năm để Sakurajima tích tụ đủ lượng dung nham cho vụ phun trào quy mô tương tự. Có nghĩa là chúng ta chỉ còn cách lần phun trào tiếp theo khoảng 25 năm nữa", tiến sĩ James Hicke, Đại học Exeter nhận xét.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, núi lửa Sakurajima tích tụ 14 triệu mét khối dung nham mỗi năm, đủ để lấp đầy 3,5 lần sân vận động Wembley, thành phố London, Anh. Tốc độ tích tụ dung nham của nó nhanh hơn tốc độ bùng phát các vụ phun trào nhỏ. Do đó, các nhà nghiên cứu dự đoán một vụ phun trào dữ dội có thể xảy ra trong khoảng ba thập kỷ tới.
Họ rút ra kết luận dựa trên các phương pháp nghiên cứu mới và mô phỏng hồ chứa dung nham của núi lửa. Nhóm nghiên cứu hy vọng phát hiện này có thể giúp chính quyền địa phương lên kế hoạch đối phó với vụ phun trào lớn.
"Nếu được cảnh báo chúng ta có thể chuẩn bị trước. Việc cung cấp thông tin cần thiết cho chính quyền địa phương sẽ giúp cứu sống người dân nếu vụ phun trào xảy ra", tiến sĩ Hicke cho biết.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?
