Núi lửa Indonesia thức giấc sau hơn 400 năm
Một ngọn núi lửa ở phía tây Indonesia phun dung nham và tro bụi lên trời sáng sớm qua, khiến hàng chục nghìn người phải sơ tán.
Tro bụi bay lên từ núi lửa Sinabung hôm 29/8. Ảnh: AFP
AP dẫn lời Surono, một chuyên gia núi lửa của chính phủ Indonesia, cho hay núi lửa Sinabung ở phía bắc tỉnh Sumatra bắt đầu rung chuyển từ vài ngày trước. Vào sáng sớm ngày 29/8 nó thổi cát và tro bụi vào không khí, tạo thành một cột bụi có độ cao khoảng 1.500 m. Tuy nhiên, dung nham chỉ chảy gần miệng núi lửa nên không gây thiệt hại nặng.
"Chỉ có bụi che phủ các cây cối", ông Surono phát biểu.
Theo Surono, lần phun trào gần nhất của núi lửa Sinabung diễn ra vào năm 1600. Vì thế các nhà khoa học không biết kiểu hoạt động của nó để theo dõi.
Chiến dịch sơ tán người dân sống gần núi lửa Sinabung bắt đầu được tiến hành từ ngày 27/8, ngay sau khi người ta phát hiện những dấu hiệu phun trào của nó. Khoảng 10.000 người được đưa tới các tòa nhà chính quyền, thánh đường và trung tâm dành cho người sơ tán tại hai thành phố gần núi lửa.
Ông Priyadi Kardono, người phát ngôn của Cục quản lý thảm họa quốc gia Indonesia, thông báo chính phủ phân phát 7.000 mặt nạ chống độc và dựng lên các bếp công cộng để người sơ tán nấu nướng.
Indonesia, quần đảo lớn nhất thế giới, nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương. Đó là khu vực hay xảy ra động đất và hiện tượng núi lửa phun trào bao quanh vùng lòng chảo Thái Bình Dương.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?
Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
