Núi lửa lớn nhất thế giới phun trào sau 40 năm ngủ yên
Mauna Loa, núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới ở Hawaii, Mỹ đã bắt đầu phun trào lần đầu tiên sau gần 40 năm, khiến tro và các mảnh vụn núi lửa rơi xuống các khu vực gần đó.
Núi lửa bắt đầu phun trào vào khoảng 11h30 đêm Chủ nhật (27/11).
Hãng tin CNN và tờ Bưu điện Washington dẫn tin từ Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ cho biết, núi lửa bắt đầu phun trào vào khoảng 11h30 đêm Chủ nhật (27/11). Từ Kona, một điểm đến du lịch được ưa chuộng ở bờ biển phía tây hòn đảo, có thể nhìn rõ núi lửa đang phun trào.
Theo chính quyền địa phương, dòng dung nham chảy từ Mauna Loa, nằm ở trung tâm của Đảo Lớn ở Hawaii, không đe dọa tới các khu vực đông dân cư. Hiện chưa có lệnh sơ tán nào được ban bố song hai trung tâm trú ẩn đã được mở cửa để đề phòng, giới chức Hawaii cho biết. Nhà chức trách cảnh báo, gió có thể mang theo khí núi lửa và và tro mịn.
Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết, dù vụ phun trào ban đầu chỉ giới hạn ở đỉnh núi nhưng trong bản tin mới cập nhật, cơ quan này thông báo, dung nham đã bắt đầu chảy ra khỏi phía đông bắc của núi lửa.
Một phát ngôn viên của USGS nói, khó dự đoán núi lửa sẽ phun trào trong bao lâu và liệu nó có khiến dung nham chảy xuống khu vực đông dân không là điều không thể dự đoán.
Mauna Loa là một trong năm núi lửa tạo nên Đảo Lớn của Hawaii, là hòn đảo ở cực nam của quần đảo Hawaii. Mauna Loa, cao 4.169m so với mực nước biển, phun trào gần đây nhất là năm 1984.

Hang động pha lê độc đáo nhất thế giới
Được biết đến là một trong những hang động bí ẩn nhất thế giới, hang động pha lê (Caves crystal) luôn là sức hút lớn với các nhà khoa học thám hiểm.

Siêu hạn hán ở Mỹ: Mặt hồ trơ đáy nứt nẻ, xác cá khô cứng tạo nên khung cảnh siêu thực
Một chiếc thuyền máy cũ vô chủ nhô lên khỏi lớp bùn đất nứt nẻ như một tấm bia mộ khổng lồ. Văn bia của nó có thể viết: Đây là vùng nước của Hồ Mead.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?
Nhắc đến châu Phi là nhắm đến châu lục với nhiệt độ nóng bức quanh năm. Một châu lục với nhiều điều kiện phát triển kinh tế khó khăn, lạc hậu.

Khí hậu Địa Trung Hải
Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?
Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.
