Núi lửa ở cực Nam thế giới phun ra bụi vàng, lượng vàng mỗi ngày giá trị bao nhiêu?
Một ngọn núi lửa đang hoạt động ở Nam Cực không chỉ phun ra tro bụi như những ngọn núi lửa khác, mà phun cả bụi vàng. Các nhà khoa học đã tính toán được tổng số vàng mà núi lửa này tung vào không trung mỗi ngày.
Có câu nói rằng Nam cực là vùng đất của băng và lửa, quả không sai. Nơi đây rất lạnh, phủ đầy băng với nhiệt độ rất thấp, nhưng lại cũng có rất nhiều núi lửa mà bên trong là những “hồ” dung nham nóng rực. Một nghiên cứu năm 2017 đã tìm thấy 138 núi lửa chỉ riêng ở khu vực phía Tây của Nam Cực.
Tuy nhiên, trong lịch sử hiện đại thì chỉ có 3 ngọn núi lửa ở đây còn hoạt động, mà một trong những núi lửa dữ dội nhất là núi lửa Erebus. Đây là núi lửa đang hoạt động cao nhất ở Nam Cực (3.794 mét), cũng là núi lửa đang hoạt động ở xa nhất về phía Nam của Trái Đất.
Erebus còn có một đặc điểm lạ lùng nữa: Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những khí mà nó phun ra có đầy những tinh thể vàng rất nhỏ, dưới 20 micromet. Họ ước tính mỗi ngày, ngọn núi lửa này phun ra tổng cộng khoảng 80 gram vàng, có giá trị bằng khoảng 6.500 đôla Mỹ (hơn 160 triệu đồng), theo trang khoa học IFL Science.
Núi lửa Erebus. (Ảnh: polarman/ Shutterstock).
Tại sao núi Erebus lại phun ra bụi vàng?
Nhà nghiên cứu núi lửa người Anh Tamsin Mather giải thích với trang Metro rằng magma (đá nóng chảy) của núi Erebus có “phản ứng hóa học khác thường”.
Bà Mather nói: “Erebus là một trong số ít những núi lửa có hồ dung nham hoạt động liên tục bên trong miệng núi và nó phun khí 24/24. Trong các loại khí mà nó phun ra có các hạt nhỏ của nhiều kim loại, bao gồm cả vàng, chứ không chỉ là vàng… Mỗi ngọn núi lửa có các đặc tính/ phản ứng hóa học hơi khác nhau và có một số ít núi lửa khác ngoài Erebus cũng phun ra (bụi) vàng”.
Hình ảnh vệ tinh của núi lửa Erebus. (Ảnh: Planet Observer/ UIG/ REX/ Shutterstock).
Nhưng bụi vàng mà núi Erebus phun bay tung ra rất xa. Các nhà nghiên cứu Nam Cực đã phát hiện ra vàng trong không khí xung quanh khu vực núi lửa, cách ngọn núi đến 1.000km. Vì những bụi vàng rất nhỏ mà lại bay trên một phạm vi rộng như vậy nên cũng chẳng ai thu gom được (dù có được phép đi nữa).

Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet
Sông Hualai ở Trung Quốc, dài hơn 17km nhưng có chiều rộng trung bình chỉ 15 cm. Nơi hẹp nhất của nó chỉ rộng 4cm.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại
Bạc là một trong những kim loại linh hoạt nhất trên Trái đất, với sự kết hợp độc đáo giữa các công dụng như một kim loại quý và kim loại công nghiệp.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?
Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?
