Núi lửa "quái vật" ở Ý vẫn còn "sống", đang mọc cao thêm
Chỉ trong vòng 6 tháng, miệng núi lửa phía Đông Nam của Etna - siêu núi lửa cao nhất nước Ý - đã tự mọc thêm một cách dáng sợ.
Bản thân Etna vốn đã lớn hơn ngọn núi lửa nổi tiếng nhất của Ý là Vesuvius đến 2,5 lần. Vesuvius chính là núi lửa gây ra thảm họa Pompeii 2.000 năm trước, đến giờ vẫn còn là ký ức đầy ám ảnh của nhân loại.
Siêu núi lửa Etna - (Ảnh: ESA).
Theo khảo sát mới Từ Viện Vật lý địa cầu và Địa vật lý Quốc gia (INGV - Ý), hiện tại miệng núi lửa trẻ nhất và hoạt động mạnh nhất của Etna đã tăng lên độ cao kỷ lục 3.357 mét so với mực nước biển.
"Nhờ phân tích và xử lý ảnh vệ tinh, miệng núi lửa phía Đông Nam hiện cao hơn nhiều so với "người anh em" của nó - miệng núi lửa phía Đông Bắc - vốn đã giữ kỷ lục trong 40 năm qua như đỉnh cao nhất của Etna" - tờ Science Alert trích dẫn thông cáo từ INGV.
Miệng núi lửa Đông Bắc - "ông hoàng" cũ - hiện chỉ cao 3.326 mét. Nó từng cao đến 3.350 mét nhưng sau đó bị sạt lở và giarmd dộ cao.
Etna là một siêu núi lửa vẫn đang còn hoạt động và đang "chung sống hòa bình" với người dân Sicily, bởi đóng góp lớn cho sự màu mỡ của đất đai xung quanh. Cư dân vùng này cũng cư trú ở những khu vực an toàn và sẵn sàng đối phó với nguy cơ Etna phun trào. Tuy nhiên nó vẫn thường xuyên gây khó chịu cho cư dân bởi liên tục bốc khói và giải phóng tro bụi, gây không ít nguy hiểm và phiền toái cho các ngôi làng xung quanh, làm đen kịt đường phố, vấy bẩn các ngôi nhà, ảnh hưởng đến giao thông và mùa màng.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam
Dưới đây là bảng phân loại cấp gió và sóng ở Việt Nam, mời các bạn cùng tham khảo.

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?
Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
